Nuôi Gà Sao Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).
Hiện giống gà này đang được nông dân tỉnh Quảng Bình chọn nuôi và thu được hiệu quả kinh tế cao.
Đầu năm 2010, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Trung tâm Giống vật nuôi của tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm 50 con gà Sao giống bố mẹ, 200 gà Sao thương phẩm và tiến tới nhân giống gà Sao phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái của tỉnh Quảng Bình.
Sau khi nghiên cứu, xây dựng quy trình và triển khai thực hiện mô hình nuôi khảo nghiệm gà Sao, kết quản theo dõi cho thấy gà Sao có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, sau 4 tuần tuổi đạt trọng lượng 400g, 8 tuần tuổi đạt 750g, trọng lượng lúc 12 tuần tuổi với con mái đạt từ 1,4 - 1,5 kg, con trống đạt từ 1,6 - 1,7 kg. Lúc này chất lượng thịt gà Sao đã chắc, ngon và chi phí thức ăn thấp nên đây là thời điểm thích hợp để xuất bán.
Với giá bán 100.000 đồng/kg, trung bình mỗi con lãi 43.000 đồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với gà nuôi thông thường.
Về gà Sao sinh sản 26 tuần tuổi đã thành thục về tính và sau đó một tuần thì bắt đầu đẻ bói, đẻ 30% lúc 30 tuần tuổi và 50% lúc 32 tuần tuổi. Chất lượng trứng khá tốt, tỷ lệ nở đạt 91,5% số trứng có phôi.
Với 50 gà Sao bố mẹ (41 mái, 9 trống) sau 5 tháng nuôi tổng số trứng thu hoạch là 4.123 quả. Trứng thương phẩm tiêu thụ với giá 2.000 đồng/quả, gà Sao con loại 1 có giá 30.000 đồng/con.
Ông Trần Đình Hiệp, Trưởng phòng Kỹ thuật Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình - chủ nhiệm đề tài, cho biết gà Sao có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện sinh thái khác nhau. So với gà Ai Cập và gà lương phượng thì gà Sao có tỷ lệ nuôi sống rất cao (sau 12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống vẫn đạt trên 95%).
Đặc biệt, gà Sao ít bị bệnh mà các loại gà công nghiệp khác thường bị như Marek, Gumboro, cầu trùng vì thế mà chi phí thuốc thú y ít.
Chuồng trại nuôi gà Sao khá đơn giản, ít tốn công lao động. Gà Sao ăn tạp, chủ yếu là các nông sản như lúa, ngô, khoai, sắn, cám gạo, các loại rau nên tiêu tốn thức ăn chỉ ở mức từ 2,2 - 2,3 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Sau một năm triển khai nuôi khảo nghiệm và thành công, Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã hoàn chỉnh kỹ thuật chăn nuôi gà Sao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và tiến hành nhân giống gà Sao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã xây dựng hai mô hình trình diễn, hỗ trợ 2.500 con gà Sao giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi cho các hộ nuôi thí điểm ở hai huyện là Bố Trạch và Tuyên Hóa để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật đến với người dân.
Là một trong những hộ được chọn làm mô hình trình diễn nuôi thí điểm giống gà Sao trong trang trại tổng hợp của mình, anh Phan Văn Tiến (xã Phú Định, huyện Bố Trạch) cho biết: “Tuy là lần đầu tiên nuôi thử gà Sao nhưng chúng rất dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc. Loài gà này mang nhiều nét hoang sơ của loài gà rừng nên chống chịu bệnh rất cao. Gà Sao có thịt chắc, thơm và rất ngon.”
Từ 210 con gà Sao giống 1 tuổi được Trung tâm Giống vật nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình hỗ trợ, đến nay đàn gà Sao của gia đình anh Tiến tăng lên gần gấp đôi và phát triển rất tốt với trọng lượng bình quân 1,5 kg/con, xuất bán với giá 100.000 - 130.000 đồng/con, lãi trên 50.000 đồng/con.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà gà Sao mang lại, nhiều người chăn nuôi đã tự liên hệ đến mua giống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình tiến hành nhân giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến với người dân.
Có thể khẳng định, mô hình nuôi gà Sao sinh sản và thương phẩm tại Quảng Bình đã phản ánh quá trình lựa chọn đối tượng và chuyển giao kỹ thuật cẩn thận, đúng hướng, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tăng thu nhập cho người lao động.
Related news

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè (Tiền Giang), người đã có công lớn trong việc ươm mầm và nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái vốn có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với giống mãng cầu xiêm thường (đơn tính) như: Năng suất cao, chất lượng trái ngon hơn.

Những năm trước, nông dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chú trọng đưa cây dưa hấu mùa nghịch trên đất giồng cát để tăng thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá dưa hấu bấp bênh, đầu ra không ổn định, nên một số nông dân ở đây chuyển đổi sang trồng củ cải trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân trong mùa nghịch.
Vận động bà con nông dân đưa ruộng đất vào sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã được tỉnh nhà tích cực thực hiện.