Hỗ trợ nông dân ứng dụng thành tựu KHCN
Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường (phải) và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tại lễ ký chương trình phối hợp.
Báo cáo kết quả chương trình hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Khoa học và Công nghệ nêu rõ, 5 năm qua, 2 ngành đã phối hợp tổ chức thực hiện 4 nội dung phối hợp, thể hiện ở 3 kết quả rõ nét.
Đó là tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về khoa học và Công nghệ cho cán bộ, hội viên, nông dân; phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; thực hiện “Chương trình nông thôn-miền núi” và một số chương trình khoa học và Công nghệ khác.
Một số hoạt động phối hợp nổi bật giữa 2 ngành trong 5 năm qua như tổ chức thành công 2 cuộc thi “Sáng tạo nhà nông” lần V, VI; tổ chức 300.000 lớp tập huấn ứng dụng khoa học và Công nghệ vào sản xuất với 12,6 triệu lượt người tham gia; xây dựng, chuyển giao thành công 300 mô hình khoa học và Công nghệ cho nông dân…
Trong giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung phối hợp thực hiện 4 nội dung chủ yếu gồm:
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo, hội viên, nông dân về vai trò của khoa học và Công nghệ đối với phát triển kinh tế-xã hội; hỗ trợ cho nông dân phát huy sáng kiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Hỗ trợ nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học và Công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ…
Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường khẳng định vai trò quan trọng của KHCN đối với phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường cho rằng, các sản phẩm xuất khẩu có tiếng của Việt Nam trên thị trường thế giới phần lớn đều là sản phẩm từ nông nghiệp.
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nâng cao giá trị thì nông nghiệp cần được đầu tư mạnh về KHCN, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học và Công nghệ cho nông dân…
“Bộ Khoa học và Công nghệ cần tạo điều kiện để các mô hình sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật của nông dân phát huy, nhân rộng, thương mại hóa, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ với hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng…”- Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường và chia sẻ thêm một số thông tin về các chương trình, dự án lớn mà ngành khoa học và Công nghệchủ trì xây dựng và thực hiện trong những năm tới.
Bộ trưởng Nguyễn Quân mong muốn, Hội Nông dân Việt Nam sẽ là một trong những thành viên tích cực tham gia thực hiện các chương trình, dự án sắp tới.
Related news
Khởi nghiệp từ nuôi cá lóc, cá rô đến nuôi ếch, nuôi rắn và anh Đặng Ngọc Sang (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn thành công với mô hình nuôi lươn giống. Nhờ chất lượng lươn giống tốt và sự hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân nên thương hiệu “Lươn giống Hai Đo” đã và đang lan xa trong và ngoài tỉnh.
Năm vừa qua, giá tôm ổn định ở mức cao nên có hơn 67% hộ nuôi có lãi, đặc biệt là hộ nuôi thành công đều đạt lợi nhuận trên 40% so với chi phí đầu vào. Tuy sản lượng cao nhưng mức độ tôm nuôi bị thiệt hại cao nhất trong khu vực. Đây cũng là điều mà UBND tỉnh và ngành nông nghiệp đang tập trung mọi biện pháp để giảm tỉ lệ hộ nuôi xuống dưới 20% trong vụ nuôi năm 2015.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.
Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.
Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.