Hỗ trợ nông dân thâm canh lúa thơm chất lượng cao

Dự án được triển khai thực hiện tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) và xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vụ mùa 2015 với giống lúa thơm chất lượng cao RVT.
Tại xã Nhân Nghĩa, dự án đã chọn 143 hộ của 3 xóm Vó trên, Vó giữa, Bui thực hiện mô hình với tổng diện tích gieo cấy 20ha.
Tại xã Cuối Hạ, dự án đã chọn 57 hộ của 2 xóm Má và Chạo tham gia với tổng diện tích gieo cấy là 8ha.
Dự án đã mua giống lúa RVT và phân bón cung ứng cho bà con theo định mức hỗ trợ giống lúa cho 100% diện tích; hỗ trợ 50% định mức sử dụng phân bón và thuốc BVTV, 50% còn lại do bà con đối ứng.
Ông Bùi Văn Kính - Chủ tịch Hội ND xã Nhân Nghĩa cho biết, thu nhập của hộ thực hiện mô hình tăng lên đáng kể bởi so sánh đầu tư về giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động của hai giống lúa RVT và giống lúa Q5 đang gieo trồng tại địa phương trong thực tế là tương đương nhau, nhưng lúa RVT thu được 50 – 52 triệu đồng/ha.
Trong khi đó, lúa Q5 thu được khoảng 30 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Thế Hách - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Hòa Bình cho biết: “Qua việc thực hiện dự án mô hình thâm canh lúa vụ mùa năm 2015 cho thấy giống lúa RVT thích hợp với điều kiện đất đai tự nhiên của địa phương, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Đề nghị Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư quốc gia, Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn tiếp tục cho thực hiện mô hình vụ chiêm xuân tại địa phương và một số địa phương khác trong tỉnh để có cơ sở khẳng định hiệu quả sản xuất lúa giống RVT trên địa bàn tỉnh...”.
Related news

Anh Lâm Văn xuyến, 58 tuổi, ở thôn đầu suối A (xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc) trồng thí điểm 3.000 cây chuối trên 3 ha đất rẫy.

Là huyện miền núi ven biển có gần 70% là người dân tộc thiểu số, 5/6 xã là vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế, nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với đời sống người dân mà còn là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế huyện Thuận Bắc phát triển.

Nhìn lại năm qua, với tổng sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh lên khoảng 63.669 tấn, vượt 11,7% kế hoạch và tăng 13,9% so với năm trước, có thể lạc quan trước sức phát triển mới về năng lực tàu cá tỉnh ta. Tuy nhiên, nếu nhìn ở cơ cấu hải sản đánh bắt với 80% sản lượng là cá cơm, cá nục và hầu như chưa có sự chuyển dịch đáng kể nào về thuyền nghề, chúng tôi không khỏi băn khoăn trước tương lai nghề cá tỉnh nhà.

Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.

Chuyện con bò tót “lạc đàn” về xã Phước Bình “gắn kết” với bò nhà sản sinh những con bê lai F1 “cường tráng” đang trở thành đề tài thời sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước.