Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Nghề Nuôi Trồng, Xuất Khẩu Thủy Sản

Hỗ Trợ Nghề Nuôi Trồng, Xuất Khẩu Thủy Sản
Publish date: Sunday. June 10th, 2012

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm tháng đầu năm cả nước khai thác được 1.051 nghìn tấn thủy sản, tăng 3% và nuôi trồng đạt 1.016 nghìn tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Quan trọng hơn, nhờ sản lượng tăng đã góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2011.

Mặc dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng, nhưng người nuôi, nhà chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thể mừng, khi mà xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều bất lợi. Bằng chứng là năm tháng qua, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đã giảm 40% so cùng kỳ năm trước. Từ 800 doanh nghiệp (năm 2011), nay chỉ còn 473 doanh nghiệp. Sản lượng hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra không ổn định, trong đó mối lo nhất là dịch bệnh trên tôm, và diện tích nuôi cá tra giảm. Thời gian gần đây, xuất hiện một số loại bệnh mới trên tôm gây ảnh hưởng hiệu quả của các hộ nuôi. Mặc dù dịch bệnh trên tôm năm nay nhìn chung không lây lan rộng như năm trước và phần diện tích nhiễm bệnh của một số địa phương đã được xử lý kịp thời. Nhưng vẫn có nhiều địa phương diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh do chất lượng con giống chưa tốt và mầm mống dịch từ năm trước chưa được xử lý triệt để, như Sóc Trăng có 17 nghìn ha (chiếm 72% diện tích thả nuôi), Trà Vinh 7.700 ha (chiếm 35%). Thậm chí như Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ðể ngành thủy sản ổn định sản xuất, giảm khó khăn cho người nuôi và các doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương nghiên cứu ban hành Quy chế quản lý hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản để phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất trong nuôi trồng thủy sản toàn quốc. Tại các địa phương, nhất là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, cần tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất; phòng, chống hạn, mặn, biến đổi môi trường và dịch bệnh; chỉ đạo kỹ thuật nuôi, chăm sóc, kỹ thuật và thời gian thu hoạch; thường xuyên theo dõi diễn biến của chất lượng môi trường nước ao nuôi, nguồn nước cấp, kịp thời phát hiện mầm bệnh ngay từ trong "trứng nước" để có những biện pháp xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hộ nuôi nhỏ, lẻ thành các tổ đội sản xuất, tạo mối liên kết bảo đảm "ba lợi ích" giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ. Nhà chế biến có vùng nguyên liệu, người nuôi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, đồng thời tuân thủ các quy định 
điều kiện sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất là cần thay đổi cách tiếp cận kiểm soát chất lượng thủy sản xuất khẩu phù hợp Luật An toàn thực phẩm, thông lệ quốc tế.

Related news

Mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ, bệnh khô vằn trên lúa lây lan mạnh Mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ, bệnh khô vằn trên lúa lây lan mạnh

Diện tích lúa bị bệnh khô vằn ở các tỉnh phía Bắc đang tăng lên đáng kể, tăng 38.000ha so với tuần trước. Nhiều khả năng, dịch bệnh này sẽ lây lan mạnh hơn trong những ngày tới, khi mưa lớn quay trở lại Bắc Bộ.

Friday. September 4th, 2015
Niềm tự hào được lan tỏa Niềm tự hào được lan tỏa

Tiếp nối thành công từ Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ nhất (2013-2014), từ tháng 10.2014, Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) đã tiếp tục phát động cuộc thi lần thứ 2. Theo đánh giá, đây là cuộc thi thiết thực, bổ ích và đặc biệt ra đời đúng thời điểm cả nước đang triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, mà trong đó lấy người nông dân là trọng tâm, chủ thể.

Friday. September 4th, 2015
Dùng bảo hộ chống bảo hộ Dùng bảo hộ chống bảo hộ

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

Friday. September 4th, 2015
Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

Friday. September 4th, 2015
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.

Friday. September 4th, 2015