Hỗ Trợ Lãi Suất Đến 100% Nhằm Giảm Tổn Thất Trong Nông Nghiệp
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.
Thông tư quy định về hình thức thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất. Theo đó, ngân hàng thương mại cho vay thực hiện việc hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn thuộc đối tượng theo quy định;
Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại hoặc cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo quy định.
Thông tư cũng quy định về mức hỗ trợ lãi suất. Cụ thể, các khoản vay để mua các loại máy móc, thiết bị quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba. Thời điểm hỗ trợ lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân
Các khoản vay để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại của các ngân hàng thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất đối với từng khoản vay được tính từ ngày giải ngân.
Thời gian được nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời hạn cho vay quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, tối đa không quá 12 năm.
Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất là mức lãi suất cho vay thấp nhất của ngân hàng thương mại có hoạt động cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg được áp dụng cho vay cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn và cùng thời kỳ được ngân hàng thương mại niêm yết công khai tại các điểm giao dịch.
Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp được bố trí trong dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay tín dụng ưu đãi (vốn đầu tư phát triển) của ngân sách nhà nước hàng năm.
Related news
Với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, ít ai nghĩ đây là tiền lãi ông Lê Hoàng Buôl, ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kiếm được từ nghề gặt lúa mướn. Ông không gặt thủ công tốn kém mà gặt mướn bằng máy gặt đập liên hợp.
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.
Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị), nhiều người dân đã phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, trong đó, hợp tác xã (HTX) Thống Nhất (khu phố 4, thị trấn Cam Lộ) là đơn vị tiên phong với nhiều cách làm hay, hiệu quả. Việc chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.
Thời gian qua, những hộ nuôi vịt đẻ trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây đứng ngồi không yên vì giá trứng vịt giống giảm. Nhiều người đã phải bán đi đàn vịt đẻ của mình vì thua lỗ.