Quảng Ngãi Cảnh Giác Thương Lái Thu Mua Chuối Giá Cao

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ khoảng gần 140.000ha (cao hơn cùng kỳ năm trước hơn 68.000ha).
Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.
Tại Hà Nội, hiện nay, lúa trà sớm đã chín sữa, trà trung trỗ - chín sữa, trà muộn làm đòng - trỗ bông. Bọ rầy đang phát sinh gây hại trên các trà lúa mùa mật độ trung bình 200 - 300 con/m2, cao 700 - 1.000 con/m2, ổ cục bộ 2.000 - 3.000 con/m2. Hiện nay, bọ rầy non đã nở rộ, dự kiến sẽ gây hại mạnh từ đầu tháng 9 - 10/9 và gây cháy ổ cục bộ từ 5 - 15/9.
Do đó, để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do bọ rầy gây ra, Sở NN&PTNT Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã chỉ đạo địa phương tăng cường kiểm tra đồng ruộng, chủ động phòng trừ kịp thời không để bọ rầy gây hại trên diện rộng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại và các biện pháp phòng trừ bọ rầy hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ ngày 1/9/2014 đến nay, nhiều thương lái lùng sục các địa phương trong tỉnh để thu mua chuối lùn với số lượng lớn. Sau khi thu mua thương lái bán chuối lùn cho chủ thu mua (chủ vựa), chủ vựa chia ra thành từng nải nhỏ nhúng vào thùng chứa nước trong đó có pha một lọ thuốc không rõ nguồn gốc và sau đó đóng gói trong thùng giấy carton đưa đi tiêu thụ.
Với giá thu mua cao như hiện nay, nhiều người dân đã tranh thủ thu hoạch chuối để bán. Trước tình trạng giá chuối tăng bất thường, nông dân không nên ào ạt đốn chặt bỏ những loại cây khác để chuyển sang trồng chuối, rất dễ gặp rủi ro vì đây chỉ là tính nhất thời.
Chuối lùn được nhiều thương lái thu mua ở các huyện Bình Sơn, Tịnh Ấn Tây – TP Quảng Ngãi và xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh để bán cho chủ vựa.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, thương lái thu mua chuối, huyện Bình Sơn cho biết: “Giá thu mua tại vườn chuối là 5 ngàn đồng/kg, giá thương lái bán lại cho chủ vựa là 6 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi thương lái thu mua hơn 1,5 tấn đến 1,7 tấn chuối/ngày, số lượng bao nhiêu chủ vựa cũng gom thu mua”.
Sau khi thu mua các buồng chuối, chủ vựa chia ra thành từng nải nhỏ nhúng vào thùng chứa nước trong đó có pha một lọ thuốc không rõ nguồn gốc. Chuối mua xong được đóng gói trong thùng giấy carton đưa đi tiêu thụ. Đây là lần đầu tiên tại xã Tịnh Hà có thương lái đến mua chuối với số lượng lớn, giá bán cao nên người dân tranh thủ thu hoạch chuối để bán.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Công an xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh cho biết: “Họ mua chuối rồi cắt ra từng nải nhúng vào nước, nhúng xong đóng vào thùng giấy, đây là hành động bất thường, từ trước đến giờ chưa có tình trạng như thế này…”.
Xã Tịnh Hà hiện có khoảng 60 ha diện tích trồng chuối với hơn 100 hộ chuyên trồng chuối, chủ yếu ở khu vực ven sông Trà Khúc. Trong đó, nhiều hộ thu nhập chính của gia đình từ cây chuối. Chuối được trồng vào khoảng tháng Chạp và thu hoạch vào tháng 9 năm sau.
Mỗi năm người trồng chuối chỉ trồng được một vụ. Chuối cũng là nông sản gặp nhiều rủi ro, chỉ thu hoạch trong một thời gian ngắn, nên khi thị trường quay lưng vì lý do nào đó xem như người trồng chuối mất trắng.
Việc chuối đang hút hàng như hiện nay chỉ là nhất thời không ổn định, người dân cần chú ý tránh bán chuối còn non làm giảm chất lượng sản phẩm, đồng thời không trồng chuối ồ ạt tránh điệp khúc nguồn cung vượt cầu, được mùa mất giá.
Related news

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) hiện có hơn 30 hộ dân chuyên làm công việc mua trâu, bò gầy về nuôi vỗ béo, sau đó họ bán ra thị trường và hưởng mức lãi suất 5 - 20 triệu đồng/con. Đó không đơn thuần là chăn nuôi mà điều quan trọng hơn là tư duy về sản xuất hàng hóa của bà con các dân tộc vùng cao Si Ma Cai đã hình thành và ngày càng tiến bộ.

Thời gian thực hiện từ vụ lúa Đông Xuân 2013- 2014 và vụ Hè Thu 2014, tại một số xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trước đó như Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Trung Hiếu (Vĩnh Long) với diện tích 682ha.