Hỗ Trợ Hơn 59 Tỷ Đồng Giúp Nông Dân Phát Triển Đất Trồng Lúa
Vừa qua, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2014, với tổng kinh phí hơn 59 tỷ đồng.
Theo đó, số kinh phí nêu trên sẽ được UBND tỉnh cấp về các địa phương để hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lúa trên diện tích đất nằm trong quy hoạch đất trồng lúa, được UBND huyện, xã quyết định.
Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng hỗ trợ các địa phương kinh phí để đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng nông nghiệp, phục vụ trực tiếp cho mục tiêu bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; trong đó chủ yếu hỗ trợ một phần chi phí xây lắp, thiết bị của dự án.
Được biết, trong năm 2014 này, Thanh Hóa có 607.359 hộ nông dân được hỗ trợ kinh phí để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa với tổng diện tích được hỗ trợ là 132.119 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách để gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân và trục lợi.
Related news
Sau khi vượt ngưỡng 220 ngàn đồng/kg trong khoảng hơn 2 tuần vào cuối tháng 6, hơn 1 tháng nay, giá hạt tiêu đen lại giảm về mức 186 - 190 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, một trong 3 vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước, thì hiện rất ít hộ còn tiêu để bán.
Với người dân xã Văn Phú, huyện Thường Tín (Hà Nội), mướp hương là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nâng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Dự kiến, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này cả năm có thể đạt mức 1,5 tỉ USD.
Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở đang tiến hành rà soát tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp (nhất là ngành trồng trọt), nhằm xác định quy mô từng loại cây trồng, hướng đến phát triển cây trồng chủ lực là cây khoai mì.
Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.