Hồ tiêu mất mùa, giá cao doanh nghiệp vẫn khó thu mua

Gần 20 năm trồng hồ tiêu, chưa khi nào gia đình ông Nguyễn Văn Tác ở thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh thất thu như năm nay. Những cơn mưa sớm đột ngột vào đầu mùa mưa năm ngoái làm cho 500 trụ tiêu của gia đình ông mắc bệnh chết nhanh, rồi héo rũ.
Diện tích còn lại, bước vào thời kỳ ra hoa, lại chịu nắng gắt nên tỷ lệ đậu quả rất thấp, sản lượng sụt giảm một nửa. Mặc dù giá hạt tiêu khô hiện nay cao hơn năm ngoái 60 nghìn đồng/1kg, nhưng thu nhập của gia đình giảm so với năm ngoái 1 tỷ đồng. Nỗi buồn tiêu chết, rồi mất mùa chưa dứt, hiện nay lại phải đối mặt với hạn hán khốc liệt.
Ông Tác cho biết: “Năm nay, sản lượng hồ tiêu nhà tôi thất thu 50%. Năm ngoái được 6 tấn, năm nay chỉ còn 3 tấn thôi. Do khí hậu biến đổi nhiều, trời nắng nóng, mưa gió thất thường, không phù hợp với cây tiêu, làm một số diện tích tiêu bị chết. Mùa hạn năm 2015 quá căng thẳng. Bây giờ tôi phải sắm xe và téc để tưới vườn. 300.000 đồng được 8 khối nước, cứ phục vụ đến khi nào có mưa thì thôi, để cứu sản lượng năm 2016.”
Nông dân ngậm ngùi vì tiêu chết hàng loạt và mất mùa, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cũng gặp khó khăn trong việc thu mua. Ông Huỳnh Đức - Giám đốc Công ty TNHH Đức Sim, ở xã Ia Phang, huyện Chư Pưh cho biết, thời điểm này năm ngoái, công ty đã gom được khoảng 3.000 tấn tiêu khô, nhưng năm chỉ mới thu mua được 1.000 tấn. Mặc dù giá hồ tiêu hiện nay cao hơn giá cùng kỳ năm ngoái khoảng 60.000 đồng/kg nhưng việc thu mua vẫn gặp nhiều khó khăn, vì nông dân đang trữ hàng, chưa bán ra ồ ạt.
Nói về giải pháp, ông Hùng cho hay: “Không có giải pháp nào. Năm nay lượng hàng mua vào cũng ít, bán ra cũng ít. Thời vụ năm ngoái, giá cao nhất lên đến 120.000 đồng/lít (đơn vị đo lường dành cho hồ tiêu, 1 lít tương đương 600 gam hồ tiêu), năm nay đã lên tới 160.000 - 170.000 đồng/lít”.
Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, địa phương hiện có 13.000 ha hồ tiêu. Niên vụ này, do ảnh hưởng thời tiết nên, năng suất chỉ ước đạt dưới 4 tấn/ha, sản lượng giảm khoảng 30% so với niên vụ trước. Hơn 30 năm gắn bó với cây hồ tiêu ở Gia Lai, ông Hoàng Phước Bính - Phó chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho rằng, sản lượng năm nay bị sụt giảm kỷ lục. Sản lượng toàn tỉnh giảm 30%, nhưng có nhiều nơi bị giảm đến 70%, mà nguyên nhân chính là do sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Cụ thể, vào đợt ra hoa đầu tiên của cây tiêu, xuất hiện những trận mưa sớm, sau đó trời chuyển nắng gắt, khiến số hoa này không đậu quả. Để tăng hiệu quả sản xuất trong niên vụ tiêu tiếp theo, ông Bính đưa ra lời khuyến cáo: “Năm nay, do năng suất rất thấp, nên dàn cây hồ tiêu phát triển rất tốt, chuẩn bị sẵn để ra hoa. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, bà con không nên chăm sóc, bón phân, tưới nước phục hồi mà phải cắt nước, để chuẩn bị vào mùa mưa, lượng mưa ổn định mới bắt đầu chăm bón tập chung. Như vậy mới đảm bảo cây tiêu ra hoa tập chung, đảm bảo năng suất cho niên vụ sau.”
Sự sụt giảm năng suất nghiêm trọng trong niên vụ này ở Gia Lai một lần nữa cho thấy cây hồ tiêu rất nhạy cảm với khí hậu, thời tiết và dịch bệnh. Hiện nay, mặc dù giá hồ tiêu đang tăng cao, nhưng các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước khuyến cáo, nông dân không nên đua nhau trồng hồ tiêu một cách ồ ạt, bởi nguy cơ gặp rủi ro rất cao.
Related news

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.