Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Trong những năm gần đây tình hình nuôi thuỷ sản có nhiều bấp bênh, kém hiệu quả do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và bị tác động lớn bởi giá cả thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ.
Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.
Là một nông dân với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lươn, năm 2012 anh Trần Văn Lâm (ngụ tại ấp Tân Hậu A2, xã Tân An), được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, anh tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp thay vì nuôi bằng thức ăn tự chế.
Giữa tháng 7 năm 2012, với 2 bể nuôi, diện tích là 16 m2/bể, mỗi bể nuôi anh thả 550 con lươn giống (mẫu 50 con/kg), một bể nuôi bằng thức ăn tự chế (TATC) theo kinh nghiệm vốn có, một bể anh nuôi bằng thức ăn công nghiệp (TACN) theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông. Sau 8 tháng nuôi, bể nuôi bằng TATC thu được 156 kg (trọng lượng bình quân 325 g/con), bể nuôi hoàn toàn bằng TACN là 125 kg lươn thương phẩm (trọng lượng bình quân 309 g/con), cùng bán với giá 118.000 đồng/kg.
Sau khi trừ hết chi phí mô hình nuôi hoàn toàn bằng TACN lãi 5.807.000 đồng và mô hình nuôi bằng TATC lãi 5.019.000 đồng, thấp hơn mô hình nuôi bằng TACN. Theo anh Lâm mô hình nuôi bằng TACN lời hơn mô hình nuôi bằng TATC là do hệ số thức ăn của mô hình nuôi bằng TACN thấp (1,54), trong khi TATC là 4,34.
Cũng theo anh Lâm, ngoài hiệu quả về kinh tế, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có thể thực hiện dễ dàng, chỉ cần thuần trong vòng một tháng là có thể nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN. Sau khi dưỡng xong, thời gian đầu cho lươn ăn thức ăn phối trộn gồm cá và TACN, sau một tuần giảm cá và tăng dần lượng TACN. Sau một tháng cho ăn hoàn toàn TACN được ngâm trong nước cho mềm mới cho lươn ăn, đến ngày thứ 35 là có thể rải viên trực tiếp cho lươn ăn đến khi thu hoạch. Nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi như bể nuôi bằng TATC.
Theo đánh giá của anh Lâm, nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN có hệ số thức ăn thấp nên cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi bằng thức ăn tự chế, giảm đáng kể lượng vỏ ốc thải ra môi trường, nước trong bể nuôi bằng TACN sạch và không có mùi hôi nên góp phần cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, do không phải tốn nhiều thời gian chế biến thức ăn nên chỉ cần một người có thể nuôi nhiều bể nếu sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Mô hình thử nghiệm nuôi lươn hoàn toàn bằng TACN của anh Trần Văn Lâm bước đầu cho hiệu quả, hy vọng sẽ được nhiều nông dân ứng dụng trong thời gian tới.
Bà con có nhu cầu tham khảo phương pháp nuôi lươn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, có thể liên hệ theo số điện thoại: 0909 456 040 để được tư vấn.
Related news

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".

Trong vòng một tháng trở lại đây, giá bán gà, vịt các loại tại các chợ trên địa bàn Hậu Giang đã tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ Vị Thanh (Hậu Giang), gà thả vườn có giá 85.000 đồng/kg loại 1,2-2kg, gà vườn 2kg trở lên có giá 95.000 đồng/kg.

Ngày 5/3, đại diện cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, chỉ tính những ngày cuối tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ cháy mía lớn với diện tích gần 35ha, gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho bà con nông dân nơi đây

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thẩm định, đồng ý cho thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao đất”, do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 3-2013 đến 3-2014.