Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Trong Nhà

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Trong Nhà
Publish date: Monday. August 26th, 2013

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Việc tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch lúa vừa giúp vệ sinh đồng ruộng vừa giúp nông dân có thêm nguồn nguyên liệu để trồng nấm rơm. Theo cách làm truyền thống, người dân thường ủ rơm ngoài trời, nơi có phần đất trống. Khi trồng nấm, phải canh thời tiết nắng hay mưa để điều chỉnh lượng rơm phủ trên bề mặt hợp lý.

Để giải quyết tình trạng cây nấm không ra đều, màu nấm sậm đen, Trung tâm Khuyến nông huyện Thoại Sơn đưa ra giải pháp trồng nấm rơm trong nhà và triển khai trồng thí điểm tại hộ ông Trần Văn Hiệp (ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn). Sau hơn 6 tháng trồng thực nghiệm, mô hình đã mang lại những sản phẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu của người mua.

Ông Hiệp chia sẻ: “Qua sự hướng dẫn về mặt kỹ thuật trồng của Trung tâm Khuyến nông huyện, tôi mạnh dạn trồng thử 10 kệ nấm trong nhà, với diện tích 240 m2. Vụ trước, tôi thu hoạch nấm to, trắng đẹp và “ăn nấm” được lâu hơn trồng ngoài trời. Thu hoạch được 57 kg, bán với giá 50 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi còn lời 2,1 triệu đồng”. Bên cạnh đó, trồng nấm rơm trong nhà vừa có thể tận dụng không gian trong nhà để sản xuất, vừa có thể tiết kiệm công sức lao động.

Theo ông Hiệp, trồng nấm rơm trong nhà chỉ cực phần đóng kệ, phân tầng chứ không tốn nhiều công sức chăm sóc, không ngại thời tiết nắng mưa thất thường. Khi có được nguồn rơm mùa đông xuân, ông ủ trong 20 ngày, nguồn rơm trong mùa hè thu thì ủ 15 ngày để rơm chín đều. Sau đó, lót một tấm lưới mỏng trên mặt kệ, rải 3 lớp rơm và 3 lớp meo xen kẽ với dộ dày 3 tấc, cuối cùng là tưới nước thường xuyên vào hai buổi sáng, chiều.

Khoảng 10 ngày sau, nấm bắt đầu sinh trưởng và thu hoạch. Ông Hiệp còn lưu ý, nên giữ cho không gian trồng được sạch sẽ, kín đáo tránh ánh nắng nhiều quá hoặc bị ẩm ướt quá, nếu không nấm sẽ không ra đều và to khỏe.

Nhận thấy mô hình trồng nấm rơm trong nhà được ông Hiệp thực hiện khá hiệu quả, anh Nguyễn Thanh Tùng, ngụ ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, tìm đến tham quan và học tập mô hình. Anh Tùng nói: “Trước đây, khi thu hoạch lúa xong, tôi thường bỏ một lượng rơm lớn ngoài đồng. Nay nhờ mô hình trồng nấm, tôi có thể tận dụng nguồn rơm dư thừa vừa tận dụng khoảng trống trong nhà để tăng thêm thu nhập.

Chỉ với 2 công rơm tương đương trên 1.000 kg rơm, tôi đã có thể trồng 8 kệ rơm trong nhà, với diện tích 200m2. Tính từ giai đoạn ủ rơm đến khi thu hoạch chỉ hơn một tháng là tôi có thể kiếm trên 2 triệu đồng góp phần tăng thêm thu nhập gia đình, vợ tôi cũng có thêm niềm vui từ công việc chăm sóc nấm rơm tại nhà”.

Theo ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch, toàn xã đã nhân rộng mô hình cho 29 hộ trong đó có 4 hộ nghèo không có đất sản xuất. Mô hình này ít tốn kém chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Hiện tại, do nguồn nấm rơm còn ít nên người dân chủ yếu tự tiêu thụ ở các chợ nhỏ.

Còn trong tương lai, nếu mô hình nhân rộng hơn, Hội Nông dân xã sẽ chủ động tìm đầu mối tiêu thụ ổn định và lâu dài, thành lập Tổ hợp tác rau màu tại địa phương trong đó có nấm rơm để các nông dân có thể trao đổi, học hỏi kỹ thuật sản xuất, góp phần giảm chi phí và nâng cao năng suất các loại hoa màu.


Related news

Dồn Lực Chặn “Tai Xanh” Dồn Lực Chặn “Tai Xanh”

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.

Monday. June 25th, 2012
'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm 'Của Quý' Gặp Nạn Do... Nuôi Tôm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Sunday. October 23rd, 2011
Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp Lượng Tôm Giống Cung Không Đủ Cầu Ở Đồng Tháp

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Wednesday. July 18th, 2012
Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống Vinh Danh Ông Bảy Vinh Thành Công Với Nghề Ương Nuôi Nghêu Giống

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Friday. July 20th, 2012
Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV Cà Mau sản xuất thành công tôm giống hạn chế nhiễm bệnh MBV

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.

Wednesday. April 8th, 2015