Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái

Hiệu quả từ mô hình sản xuất xoài bao trái
Publish date: Saturday. April 18th, 2015

Học cách trồng xoài

Tham quan vườn xoài cát Hòa Lộc, Đài Loan xanh đang mùa cho trái, chúng tôi ghi nhận cách chuyển đổi giống cây trồng mới của gia đình ông Huỳnh Văn Long (52 tuổi), ở xã Sông Bình (Bắc Bình). Những ngày này, gia đình ông đang khẩn trương thu xoài mùa nghịch vụ theo hướng an toàn đợt cuối cùng và chăm sóc đợt trái xoài mùa tiếp theo. Qua trao đổi mới biết “cơ duyên” mà ông Long gắn với cây xoài trên vùng đất được xem là vùng “đất chết” một thời.

Năm 2009, ông Long nhận thấy một số người vùng sông nước miền Tây lên đây lập nghiệp bằng mô hình trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Từ đó ông mạnh dạn học hỏi và áp dụng ngay trên diện tích đất gần 5 ha của mình. Ban đầu vì vốn ít, kinh nghiệm trồng cây ăn trái chưa nhiều, ông chỉ đầu tư trồng 500 cây xoài cát Hòa Lộc thí điểm.

Khi chuyển đổi sang trồng xoài ông cũng khá lo lắng. Bởi điều kiện kinh tế gia đình còn khó, trong khi trồng xoài tới 3 năm mới cho thu hoạch trái đợt đầu tiên. Bằng cách làm lấy ngắn nuôi dài – tức trên diện tích trồng xoài khi cây còn nhỏ, ông tận dụng quỹ đất trống sản xuất xen canh các loại hoa màu ngắn ngày để có nguồn thu, tạm đủ trang trải cuộc sống và có vốn đầu tư chăm sóc vườn xoài.

Nhận thấy cây xoài phát triển tốt trên vùng đất nơi đây, năm 2011 ông bàn tính cùng gia đình đầu tư mở rộng diện tích trồng thêm 500 cây xoài Đài Loan xanh và một số xoài Thái Lan. Hiện vườn xoài 1.000 cây gồm xoài cát Hòa Lộc, Đài Loan xanh cho trái mùa thứ hai.

Theo ông Long, trồng xoài trên vùng đất này khá phù hợp, vốn đầu tư không nhiều, trung bình 1 ha đầu tư giống, phân và công chăm sóc khoảng 30 triệu đồng/năm, sang năm thứ hai vốn đầu tư ít hơn và đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái. Trong thời gian trồng, nếu chăm sóc tốt, xoài sinh trưởng và phát triển đều, đến khi cho trái đạt chất lượng, nếu bán giá ổn định thì mùa trái năm đầu tiên có thể lấy lại chi phí đầu tư. Đến năm thứ 4, xoài cho trái nhiều và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất hoa màu.

Ưu thế xoài bao trái

Theo tính toán của ông Long, trong mùa xoài nghịch vụ mới đây thì “nhờ áp dụng biện pháp xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, bán được giá cao. Nhưng cái khó của việc sản xuất xoài nghịch vụ là thời tiết không thuận lợi, các loại sâu hại gây bệnh khá nhiều. Nhưng nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất xoài bao trái, nên trái được chăm sóc tốt. Cách làm này tiết kiệm nhiều chi phí, công chăm sóc, chỉ tốn ít tiền mua bao ban đầu”.

Thực tế mùa xoài nghịch vụ vừa qua, ông Long áp dụng biện pháp sản xuất xoài bao trái theo hướng an toàn khá thành công. Khi xoài ra trái non bằng ly uống nước (khoảng 45 ngày tuổi), ông bắt đầu dùng bọc giấy để bao trái cho đến khi thu hoạch. Bình quân mỗi ngày ông bao vài trăm trái, ngày kế tiếp bao thêm, cứ thế bao lần lượt lượng trái trên cây. Trong quá trình bao trái, ông đánh số thứ tự theo ngày để khi thu hoạch phù hợp, không bị chậm trễ, trái dễ bị chín sớm.

“Mô hình sản xuất xoài bao trái có nhiều ưu thế, tránh sâu bệnh gây hại, côn trùng chích hút, cũng như hạn chế tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, trái được bảo vệ kỹ. Trong thời gian bao, trái xoài vẫn lớn bình thường, màu sắc tươi đẹp, đạt chất lượng, khi thu hoạch bán giá cao hơn từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với xoài không bao trái”, ông Long nói.

Thời gian gần đây, các nhà vườn trồng xoài ở vùng đất xã Sông Bình đã áp dụng mô hình bao trái khá phù hợp, bước đầu đạt chất lượng. Gia đình ông La Văn Điều, thôn Đá Trắng, xã Sông Bình nói: “Nhờ học hỏi cách bao trái từ mô hình của ông Huỳnh Văn Long, mùa xoài nghịch vụ vừa rồi tôi bao thí điểm 20 cây, khi thu hoạch trái đạt chất lượng, thương lái thích mua, giá bán cao thu hơn 10 triệu đồng”.

Mô hình sản xuất xoài bao trái áp dụng rộng ở vùng chuyên trồng cây ăn trái ở vùng đất xã Sông Bình (Bắc Bình) sẽ rất thuận lợi. Cùng với trái thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, thì mô hình sản xuất xoài bao trái sẽ mở ra hướng sản xuất mới an toàn, đảm bảo chất lượng trái, người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.


Related news

Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Friday. July 18th, 2014
Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa Ven Cửa Sông Tiền Hiệu Quả Mô Hình Tôm Lúa Ven Cửa Sông Tiền

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Friday. December 5th, 2014
Người Tiêu Dùng Đổ Xô Đi Mua Thực Phẩm Tích Trữ Đề Phòng Bão Người Tiêu Dùng Đổ Xô Đi Mua Thực Phẩm Tích Trữ Đề Phòng Bão

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

Friday. July 18th, 2014
Thanh Hóa Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Thanh Hóa Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

Friday. December 5th, 2014
Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

Friday. July 18th, 2014