Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thỏ Newzealand

Được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông TP. Yên Bái đã triển khai thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi giống thỏ Newzealand.
Ngay sau khi dự án được phê duyệt, Trạm Khuyến nông thành phố đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống thỏ Newzealand theo quy trình của Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Ba Vì - Hà Nội; đồng thời, tuyển chọn mua được 40 con thỏ cái và 8 con thỏ đực, giao cho 4 hộ dân ở phường Yên Thịnh nuôi thực nghiệm. Sau 15 - 20 ngày, toàn bộ số thỏ cái đều có biểu hiện động dục và được đưa vào phối giống, tỷ lệ đậu thai đạt 100%, sau thời gian mang thai từ 30 - 31 ngày, 40 thỏ mẹ đẻ lứa 1 được 237 con, trong đó nuôi sống 226 con, đạt tỷ lệ 95,4%. Sau 10 ngày tuổi, thỏ con đạt trọng lượng trung bình 150g/con; sau 30 ngày nuôi đạt 450 - 500g/con.
Sau đẻ 15 ngày, toàn bộ số thỏ cái lại động dục trở lại và được đưa vào phối giống lần 2, kết quả đậu thai 100%; đã có 16 thỏ mẹ đẻ lứa 2 được 99 con. Đàn thỏ con sinh trưởng, phát triển tốt, không mắc bệnh.
Qua quá trình theo dõi, Trạm Khuyến nông TP. Yên Bái khẳng định, đây là mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Giống thỏ này mỗi lứa đẻ 6-7con, mỗi năm đẻ 7-8 lứa, khoảng 40 con/năm, sau 3 tháng nuôi mỗi con đạt trong lượng trung bình từ 2,8 - 3kg, như vậy mỗi năm một thỏ mẹ có thể sản xuất được khoảng 110 - 120kg thịt hơi, với giá bán khoảng 60.000 đồng/kg thì người nuôi thu được trên 6,6 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 5,7 triệu đồng
Related news

Tôm hùm nuôi thương phẩm xuất khẩu hiện có giá từ 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, giảm khoảng 600.000 đồng so với năm ngoái. Với giá này, người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ đối với những hộ nuôi cầm cự đến cuối vụ.

Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp được coi là cơ sở cho việc chứng minh nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tại BR-VT, việc thực hiện đại trà VietGAP trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác nguồn lợi từ thế mạnh NTTS.

Với lợi thế có đường bờ biển dài (21km), vùng bãi triều rộng trên 5.500ha, trên 2.900ha rừng ngập mặn, diện tích mặt biển trên 12.000ha cùng nguồn lợi thuỷ, hải sản tự nhiên phong phú, những năm qua, phát triển thuỷ sản tại Đầm Hà (Quảng Ninh) được coi là một trong những mũi nhọn kinh tế, không những đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần giúp cho huyện ven biển này có những bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau Lý Văn Thuận cho biết, đến thời điểm này, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 266.500 tấn, trong đó có 86.500 tấn tôm, tương đương so cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,2% so với cùng kỳ. Dự báo tổng xuất khẩu tôm Việt Nam trong 6 tháng cuối năm đạt trên 1,9 tỷ USD, còn cả năm ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.