Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúng túng trong chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới

Lúng túng trong chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới
Publish date: Monday. November 16th, 2015

HTX Nông nghiệp Đồng Văn, xã Đức Thủy (Đức Thọ) tập trung xây dựng trụ sở, hệ thống nhà bảo quản vật tư sau thu hoạch.

Đến nay, toàn tỉnh có 545 HTX nông nghiệp, trong đó, 109 HTX được thành lập mới theo Luật HTX 2012.

Các HTX kiểu mới này đã có sự tham gia góp vốn, tài sản, hoạt động thực chất hơn, bước đầu khắc phục được những hạn chế, yếu kém của HTX kiểu cũ.

Hạn chót để số HTX còn lại (436 HTX) bắt buộc phải chuyển đổi hoặc giải thể theo qui định của T.Ư là tháng 7/2016.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh chưa chuyển đổi được HTX nào.

Khó khăn, vướng mắc đầu tiên đó là năng lực quản lý, điều hành bộ máy cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dung - Giám đốc HTX Quỳnh Lương (Trung Lương - TX Hồng Lĩnh), khó khăn nhất hiện nay là xây dựng phương án tổ chức SXKD có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho xã viên.

Ngoài ra, khi thực hiện chuyển đổi, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý HTX phải tăng lên nên sẽ gặp khó khăn về chi phí tiền lương, tiền công.

Cũng theo ông Dung, thực tế hiện nay, tính tự chủ của nông hộ ngày càng cao, vai trò và tính hiệu quả các dịch vụ này đang giảm dần và nếu không khéo, việc chuyển đổi HTX kiểu mới chỉ là “bình mới, rượu cũ”, chỉ khác ở chỗ, xã viên góp vốn, kiện toàn bộ máy ban chủ nhiệm, còn cách vận hành sẽ như cũ.

Thực tế hiện nay, HTX chỉ mới lo được khâu bảo vệ thực vật, thủy lợi và một phần cung cấp vật tư nông nghiệp chứ chưa tham gia vào chuỗi hoạt động liên kết, tiêu thụ sản phẩm kết nối nông dân với doanh nghiệp.

Khó khăn tiếp theo là kêu gọi xã viên góp vốn.

Ông Trần Quốc Chính - Giám đốc HTX Nông nghiệp Đồng Văn (xã Đức Thủy, Đức Thọ) cho biết, nhiệm vụ chính của HTX là vận hành thủy lợi, bảo vệ hoa màu, dịch vụ vật tư nông nghiệp và là cánh tay nối dài của chính quyền trong chỉ đạo, triển khai sản xuất.

Vai trò, hiệu quả của HTX đối với sản xuất nông nghiệp của các xã viên khá rõ nét, tạo sự đồng thuận cao trong xã viên.

Tuy nhiên, khi HTX chuẩn bị cho chuyển đổi, dù nhiều xã viên viết đơn xin tiếp tục gia nhập HTX kiểu mới, nhưng khi nói đến chuyện góp vốn thì không ai mặn mà hưởng ứng.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Thương Ích (Đức Thọ) cũng cho biết, ngay cả những người trong bộ máy quản lý HTX cũng không mặn mà với công việc vì đóng góp trả lương cho bộ máy được thu qua đầu người/sào với tỷ lệ rất thấp, bình quân mỗi cán bộ khoảng 600 kg thóc/năm.

Hiện, HTX đã vận động xã viên viết đơn gia nhập HTX và chuẩn bị góp vốn nhưng chưa có ai tham gia.

Một lý do khiến việc chuyển đổi các HTX hoạt động theo luật năm 2012 chậm là công tác tuyên truyền, phổ biến về HTX kiểu mới tới các địa phương, xã viên còn hạn chế, dẫn đến nhiều cán bộ HTX chưa hiểu đúng bản chất của HTX kiểu mới; công tác tổ chức quản lý nhà nước về HTX còn nhiều bất cập, chưa theo kịp nhu cầu đổi mới.

Luật HTX năm 2012 xác định rõ bản chất của HTX là phục vụ nhu cầu, nguyện vọng của thành viên, coi trọng lợi ích hơn lợi nhuận; khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn sẽ hình thành các doanh nghiệp HTX hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Trọng Hảo - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, đây là vướng mắc mà các HTX đang gặp phải khi bắt buộc điều chỉnh hoạt động theo đúng bản chất của HTX theo Luật HTX năm 2012 về mối quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lý.

Ông Nguyễn Trọng Hảo cho biết thêm, trước những khó khăn, vướng mắc, vừa qua, liên ngành: Kế hoạch - Tài chính - Liên minh HTX đã tổ chức tập huấn hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển đổi, giải thể HTX theo Luật HTX 2012 và những nội dung liên quan cho cán bộ ban quản lý HTX trên toàn tỉnh.

Trong tháng 11 này, Liên minh HTX tỉnh sẽ tổ chức thí điểm chuyển đổi cho 6 HTX ở 6 huyện, sau đó, tổ chức rút kinh nghiệm, triển khai đại trà.

Quan điểm của tỉnh là tổ chức chuyển đổi đạt kết quả cao nhất, hạn chế giải thể.


Related news

Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định) Những Cây Trồng Mới Trên Đất Giao Hà (Nam Định)

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Monday. August 19th, 2013
Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát Vùng Hành Thanh Thủy Khổ Vì Thiếu Cát

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.

Monday. August 19th, 2013
47 Hộ Tham Gia Thực Hiện Cánh Đồng Mẫu Dưa Hấu 47 Hộ Tham Gia Thực Hiện Cánh Đồng Mẫu Dưa Hấu

Trong tháng 7/2013, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Giống Trang Nông, Công ty phân bón Bình Điền, Công ty Donatechno triển khai thực hiện cánh đồng mẫu dưa hấu cho 47 hộ dân ở ấp Huyền Đức, trên diện tích 24,1ha.

Monday. August 19th, 2013
Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng

Hiện nay, điểm bán dưa tại ngã ba Ông Văn (Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang) và các điểm bán dưa khác dọc tuyến Quốc lộ 50, dưa hấu có giá từ 2000 - 4000 đồng/kg, còn thương lái mua lại ruộng dưa có giá từ 1000 - 20000 đồng/kg, một mức giá rất thấp làm cho người trồng dưa lỗ nặng.

Monday. August 19th, 2013
Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập

Trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Monday. August 19th, 2013