Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương trình tín dụng ưu đãi quan tâm đến hộ nghèo ở khu vực II và III

Chương trình tín dụng ưu đãi quan tâm đến hộ nghèo ở khu vực II và III
Publish date: Monday. November 16th, 2015

Đại diện Tổ Tiết kiệm - Vay vốn NHCSXH huyện Vân Canh kiểm tra hiệu quả từ đồng vốn vay ưu đãi đối với một hộ ở địa phương.

Ghi nhận những kết quả

Bà Nguyễn Thị Mai, ở thôn An Ngoại, xã Vĩnh Thịnh, là một trong những hộ điển hình vượt khó thoát nghèo ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Là hộ nghèo, được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vĩnh Thạnh, bà Mai đã mua 2 con bò về nuôi.

Khi 2 con bò lớn lên, bà bán bò để trả nợ NHCSXH và mua tiếp 2 con bò giống lai.

Tiếp đó, bà mạnh dạn vay NHCSXH thêm 50 triệu đồng để phát triển đàn bò lai.

Thu nhập từ chăn nuôi bò đã giúp gia đình bà Mai cải thiện cuộc sống và thoát nghèo.

“Từ đầu năm 2015 đến nay, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, 14.557 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh đã được vay vốn làm ăn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống; giải quyết được việc làm cho 1.245 lao động; giúp cho 5.278 hộ gia đình có nước sạch sinh hoạt và cải thiện công trình vệ sinh; tạo điều kiện cho 1.193 học sinh, sinh viên con em gia đình nghèo an tâm học tập”

Ông Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh, cho biết: Theo thống kê của NHCSXH tỉnh, tính đến đầu quý III-2015, tổng nguồn vốn của toàn hệ thống NHCSXH tỉnh đạt trên 2.404 tỉ đồng, tăng hơn 5,8% so với cuối năm 2014.

Trong đó, vốn địa phương chiếm gần 26,3 tỉ đồng (tăng gần 12%).

Doanh số cho vay đạt gần 723 tỉ đồng (tăng gần 31%); doanh số thu nợ đạt trên 593 tỉ đồng (tăng 9,8%).

Các chương trình tín dụng có doanh số thu nợ lớn trong kỳ là tín dụng hộ nghèo (gần 262,4 tỉ đồng) và hộ cận nghèo (gần 40 tỉ đồng).

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của toàn hệ thống đạt trên 2.399 tỉ đồng (tăng 5,7%).

Tăng trưởng dư nợ tập trung vào một số chương trình, như: Hộ cận nghèo (tăng gần 76% so với dư nợ đầu năm), hộ nghèo (tăng 0,3%), hộ mới thoát nghèo (đạt gần 13 tỉ đồng)...

Đáng lưu ý, từ đầu năm đến nay, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, nợ xấu chỉ còn 0,35% tổng dư nợ, tỉ lệ nợ xấu giảm 0,1% so đầu năm.

Đặc biệt, từ đầu năm 2015 đến nay, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, 14.557 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh đã được vay vốn làm ăn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống; giải quyết được việc làm cho 1.245 lao động; giúp cho 5.278 hộ gia đình có nước sạch sinh hoạt và cải thiện công trình vệ sinh; tạo điều kiện cho 1.193 học sinh, sinh viên con em gia đình nghèo an tâm học tập.

Chú trọng khu vực II và III

Có thể nói, hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo trên địa bàn tỉnh thời gian qua là rất đáng ghi nhận.

Theo ông Nguyễn Đình Sơn, điều đáng mừng là kết quả “xóa đói, giảm nghèo” khá khả quan ở các địa bàn miền núi có điều kiện KT-XH khó khăn (Khu vực II và III).

Nhờ duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các điểm giao dịch lưu động tại UBND xã, nên các chương trình tín dụng ưu đãi tại 3 huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão đã đạt được những kết quả đáng kể.

Theo thống kê của NHCSXH tỉnh, 10 tháng đầu năm 2015, doanh số cho vay tại 3 huyện miền núi đạt gần 154 tỉ đồng, doanh số thu nợ đạt trên 123,3 tỉ đồng.

Cụ thể, 10 tháng năm 2015, huyện Vân Canh có 2.078 khách hàng được vay vốn với tổng dư nợ gần 150 tỉ đồng (trong đó hộ nghèo trên 58 tỉ đồng; hộ cận nghèo gần 22 tỉ đồng); huyện Vĩnh Thạnh có 1.907 khách hàng vay vốn với dư nợ gần 155 tỉ đồng (hộ nghèo gần 27,2 tỉ đồng, hộ cận nghèo gần 18 tỉ đồng); huyện An Lão có 1.539 khách hàng được vay vốn, dư nợ gần 138 tỉ đồng (hộ nghèo trên 73 tỉ đồng, hộ cận nghèo gần 16,5 tỉ đồng)...

Kết quả, 10 tháng qua, trên địa bàn tỉnh có trên 3.661 người là đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo khu vực II và III được vay vốn sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo...

Cũng theo ông Nguyễn Đình Sơn, từ những kết quả trên, Chi nhánh NHCSXH tỉnh xác định trong thời gian tới sẽ tiếp tục chú trọng đến các chương trình tín dụng ưu đãi và công tác cho vay hộ nghèo ở địa bàn miền núi có điều kiện KT-XH khó khăn.

Đặc biệt, kể từ ngày 2.11.2015, Nghị định 75/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng (BV-PTR) gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 chính thức có hiệu lực.

Nghị định 75 quy định rõ: Hộ gia đình là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã khu vực II, III, điều kiện KT-XH khó khăn, nếu có thực hiện một trong các hoạt động BV-PTR sẽ được vay vốn từ NHCSXH để trồng rừng, chăn nuôi, với lãi suất 1,2%/năm.

Cụ thể, đối với hộ gia đình vay trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, căn cứ thiết kế, dự toán trồng rừng, sẽ được vay không có tài sản đảm bảo đối với phần giá trị đầu tư còn lại tại NHCSXH với hạn mức tối đa là 15 triệu đồng/ha.

Thời hạn cho vay được tính từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng, nhưng không quá 20 năm.

Riêng đối với hộ gia đình vay đầu tư chăn nuôi (trâu, bò và gia súc khác) sẽ được NHCSXH cho vay không có tài sản đảm bảo với hạn mức tối đa 50 triệu đồng, trong vòng 10 năm.

Mức vay và thời gian vay cụ thể đối với mỗi chính sách sẽ do NHCSXH và hộ gia đình tự thỏa thuận.


Related news

Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó Điển Hình Chăn Nuôi Vượt Khó

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

Saturday. December 7th, 2013
Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi Chuyện Về Một Người Mù Làm Kinh Tế Giỏi

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Friday. December 27th, 2013
Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác Hỗ Trợ Ngư Dân Khai Thác Thủy Sản Theo Mô Hình Tổ Hợp Tác

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

Sunday. December 8th, 2013
Thành Công Nhờ Sáng Tạo Thành Công Nhờ Sáng Tạo

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Friday. December 27th, 2013
Đầu Tư Gần 473 Tỷ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Vùng Nuôi Tôm Và Lúa - Tôm Đầu Tư Gần 473 Tỷ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Vùng Nuôi Tôm Và Lúa - Tôm

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

Sunday. December 8th, 2013