Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi

Hiệu Quả Từ Mô Hình Liên Kết Chăn Nuôi
Publish date: Tuesday. June 11th, 2013

Phát triển chăn nuôi gia súc liên kết đang là hướng đi mới, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với chăn nuôi đơn lẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hùng Cường, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã xây dựng hiệu quả mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng, cải thiện đời sống cho người dân.

Anh Nguyễn Văn Cường, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Hùng Cường cho biết: Mô hình chăn nuôi lợn của HTX có quy mô hơn 2.000ha, với 25 hộ tham gia. Doanh thu của mỗi hộ đạt từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Sau 1 năm thực hiện, đến nay HTX chăn nuôi đã phát triển với quy mô trang trại lên gần 500 lợn nái, hơn 8.000 con lợn giống và lợn thương phẩm. Nhờ nắm bắt được khoa học kỹ thuật cũng như chủ động phòng trừ các loại dịch bệnh, bình quân doanh thu hàng năm đạt gần 4 tỷ đồng, nguồn lợi nhuận mang lại đạt 2,5 - 3 tỷ đồng. Các hộ xã viên vừa trực tiếp tham gia chăn nuôi, vừa tạo công ăn việc làm cho khoảng 70 lao động, với mức lương bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. HTX còn xây dựng một phòng sản xuất tinh để cung cấp tinh giống đảm bảo chất lượng cho các hộ chăn nuôi.

Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, HTX đã liên kết với Công ty CP Thức ăn chăn nuôi CP trong việc phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, tư vấn cách xây dựng chuồng trại cho các chủ trang trại; đồng thời cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ. Bên cạnh đó, HTX đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín, đạt tiêu chuẩn. Các trang trại đều có máy biến thế, máy phát điện đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định. Trong trang trại có khu nhà điều hành, kho chứa thức ăn, nhà sát trùng, bể nước, khu lưu trú, ăn nghỉ cho kỹ sư và công nhân. Hệ thống xử lý chất thải (hầm biogas) thiết kế đảm bảo xử lý tuyệt đối, chống ô nhiễm môi trường. Tất cả đều được xây dựng theo thiết kế của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi CP, đảm bảo 3 yếu tố: Nhiệt độ ổn định cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng dịch chặt chẽ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngay từ khi thành lập, HTX đã xúc tiến việc nghiên cứu nguồn giống, thức ăn chăn nuôi và thị trường tiêu thụ lợn sạch. Lợn giống đưa vào chăn nuôi ở HTX Hùng Cường hiện nay là giống lợn nạc ngoại chất lượng cao. Chính vì vậy, giá lợn thương phẩm của HTX luôn cao hơn các loại thịt lợn khác trên thị trường từ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Hiện, hầu hết sản phẩm lợn thịt của HTX được các lò mổ thu mua, chế biến và đưa đi tiêu thụ tại hệ thống siêu thị trên địa bàn TP. Để đảm bảo nguồn cung ra thị trường ổn định, ngoài việc tiến hành kiểm định chất lượng thịt thương phẩm tại Chi cục Thú y Hà Nội, HTX còn tổ chức mời các cơ sở thu mua thịt lợn sạch về tham quan thực tế trang trại của các hộ xã viên để người tiêu thụ yên tâm.

Trong thời gian tới, HTX mong muốn được các cấp, ngành TP, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi có mặt bằng sản xuất ổn định lâu dài; tăng cường nguồn vốn ưu đãi để nâng cấp chuồng trại và tăng số lượng, chất lượng đàn lợn. Đồng thời, đầu tư máy móc để ứng dụng công nghệ tự phối trộn thức ăn chăn nuôi dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, vừa giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu vào, vừa đảm bảo chất lượng thịt an toàn.


Related news

Cá Mùa Lũ Ở An Giang Cá Mùa Lũ Ở An Giang

Leo lên đồng mang theo bao loài tôm cá nước ngọt còn bé tí, thường được gọi là cá non, chúng sẽ lớn lên nhanh chóng nhờ thức ăn tự nhiên. Nào là các lóc, cá trê, cá chạch, cá chèn, cá rô, cá he, cá mè vinh, cá éc, cá mề hôi, cá linh, tôm, cua, ốc…

Monday. September 15th, 2014
Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu Tôm Giống Sản Xuất Trong Tỉnh Cung Ứng Đạt 60 - 70% Nhu Cầu

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Monday. September 15th, 2014
Bảy Ánh “Cá Chình” Bảy Ánh “Cá Chình”

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Monday. September 15th, 2014
Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò Kim Động (Hưng Yên) Khai Thác Tiềm Năng Vùng Bãi Để Phát Triển Đàn Bò

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Monday. September 15th, 2014
Trồng Thảo Dược Dưới Tán Rừng Trồng Thảo Dược Dưới Tán Rừng

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Monday. September 15th, 2014