Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân

Hiệu Quả Từ Mô Hình Hỗ Trợ Nông Dân
Publish date: Wednesday. September 17th, 2014

“2 năm qua, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, những hộ trồng xoài trên địa bàn xã có thu nhập khá hơn.

Với nguồn vốn có được, chúng tôi thực hiện cải tạo vườn tược, học hỏi kỹ thuật xử lý để xoài cho nhiều quả với chất lượng thơm ngon như thời điểm chính vụ” – ông Nguyễn Văn Hải, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chương trình vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ xã Vĩnh Xương (TX. Tân Châu - An Giang), chia sẻ về hiệu quả của chương trình này.

Tổ hợp tác xã Vĩnh Xương hiện có 25 thành viên đang được hỗ trợ vốn từ 15 - 30 triệu đồng/hộ. Đây là điều kiện thuận lợi để nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt kết quả cao.

Ông Lâm Văn Tạo, người dân ấp I (xã Vĩnh Xương), thật tình: “Lúc đầu, tôi cũng khá ngần ngại vì chưa xác định được hiệu quả của mô hình xử lý xoài ra hoa trái vụ. Khi được anh em hướng dẫn kỹ thuật và nhận thấy lợi nhuận khá ổn định nên tôi quyết định tham gia. Với 5 công vườn, sau khi thu hoạch xoài trái vụ, tôi thu lợi nhuận gần 60 triệu đồng”.

Ông Tạo cho biết thêm, kỹ thuật xử lý xoài ra hoa trái vụ khá phức tạp, nhất là khâu phun xịt để xoài “đậu” nhiều bông. Mùa mưa, việc đảm bảo cho các loại thuốc đủ thời gian hấp thụ vào cây xoài rất khó khăn. Ngoài ra, việc đào rãnh thoát nước trong vườn, khoảng cách giữa các hàng xoài cũng cần đảm bảo đúng kỹ thuật.

Dù năng suất chỉ đạt 40% so với chính vụ nhưng bù lại, nông dân có thể bán được giá cao. Thời điểm nghịch mùa, giống xoài cát Hòa Lộc được thương lái thu mua với giá 30.000 đồng/kg. Canh tác được 2 vụ/năm, những cây xoài cát Hòa Lộc tại xã Vĩnh Xương đã mang đến niềm vui lớn cho những hộ làm vườn.

Từ khi Chương trình vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ được áp dụng, 25 hộ dân tham gia Tổ hợp tác đã có được nguồn thu khá hơn từ khu vườn của mình. Với lãi suất ưu đãi 0,7%/tháng, người trồng yên tâm tham gia vì hiệu quả của mô hình khá rõ. “Qua đợt vay đầu tiên, sau 18 tháng, các hộ tham gia chương trình đều hoàn vốn đầy đủ. Chúng tôi đang cho các hộ trên tái vay vốn để tiếp tục sản xuất.

Với nguồn vốn hỗ trợ trên 600 triệu đồng của Trung ương Hội Nông dân, chúng tôi chỉ có thể giải quyết cho 25 hộ, trong khi nhu cầu vay vốn tham gia mô hình của nông dân trên địa bàn xã rất cao” - ông Hải cho biết. Cũng theo Tổ trưởng Tổ hợp tác, tại những cánh đồng sản xuất vụ 3 của xã, nhiều nông dân đã chuyển đổi từ canh tác lúa, hoa màu sang làm vườn, trong đó, diện tích vườn xoài tăng mạnh trong những năm gần đây.

Mong muốn của nông dân hiện nay là được hướng dẫn thành thạo kỹ thuật canh tác. Ông Hải thật tình: “Dù đã bước vào năm thứ 2 thực hiện mô hình nhưng nông dân vẫn chưa nắm chắc kỹ thuật xử lý xoài ra hoa trái vụ. Khi mô hình được đưa vào thực hiện, Hội Nông dân thị xã Tân Châu đã mở lớp hướng dẫn nhưng chúng tôi vẫn cần được trang bị thêm những kiến thức mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất”.

Trong thời gian chờ được tập huấn thêm kỹ thuật, hàng tháng, các thành viên trong Tổ hợp tác Chương trình vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ xã Vĩnh Xương đều tổ chức họp mặt, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tạo điều kiện để các hộ tham gia chương trình tự hoàn thiện kỹ năng trong việc “gắn bó” với cây xoài cát Hòa Lộc.

Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương Lê Trường Giang cho biết: “Mô hình hỗ trợ vay vốn trồng xoài ra hoa trái vụ đã tạo điều kiện cho nông dân trên địa bàn xã tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, nâng cao thu nhập từ vườn xoài của mình. Đây cũng là điều kiện góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, tạo điều kiện để nông dân vùng biên giới vươn lên làm giàu”.


Related news

Trung Tâm Phát Triển Cây Trồng Hà Nội Khảo Nghiệm, Chọn Tạo Những Giống Lúa Chất Lượng Trung Tâm Phát Triển Cây Trồng Hà Nội Khảo Nghiệm, Chọn Tạo Những Giống Lúa Chất Lượng

Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.

Thursday. October 9th, 2014
Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Nông Dân Thi Đua Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái

Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.

Thursday. October 9th, 2014
Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư Tăng Thu Nhập Từ Nấm Bào Ngư

Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.

Thursday. October 9th, 2014
Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp Diện Tích Trồng Vú Sữa Tím Đại Tâm Đang Dần Bị Thu Hẹp

Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.

Thursday. October 9th, 2014
Thành Tỷ Phú Nhờ Nuôi Ong Thành Tỷ Phú Nhờ Nuôi Ong

Sở hữu 1.500 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập trên 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang,TP Tuyên Quang đang được biết đến như một địa chỉ tin cậy cho những ai muốn làm giàu.

Friday. October 10th, 2014