Vũng Liêm (Vĩnh Long) Trồng Cỏ Nuôi Bò, Hướng Lựa Chọn Của Nhiều Nông Dân

Hiện các địa phương trên địa bàn huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) thực hiện tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đã lựa chọn con bò là vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế địa phương nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
Ông Nguyễn Thanh Danh- Chủ tịch UBND xã Trung Chánh cho biết, xã đang có đề án phát triển nuôi bò nằm trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của xã.
Hiện đề án phát triển đàn bò mang lại hiệu quả rất thiết thực. Thực tế người dân trồng 1 công cỏ có thể nuôi từ 3- 4 con bò. Nếu so sánh hiệu quả kinh tế, 1 công ruộng thời điểm này lời cao nhất là 2 triệu đồng 1 vụ. Trong khi 1 năm trồng cỏ nuôi 4 con bò bảo đảm lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng.
Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...
Related news

“Cùng nông dân các tỉnh ĐBSCL chăm sóc lúa đông xuân” là chủ đề buổi tư vấn được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phối hợp Kênh truyền hình nông nghiệp 3N-VTC16 tổ chức tại ấp 1, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày 18.10 vừa qua.

Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe...

Năm 1995, xã Sơn Vi thực hiện chính sách giao khoán các diện tích đất đồi hoang hóa, đất ruộng sình lầy và mặt nước ao hồ lâu nay khai thác kém hiệu quả kinh tế, để giao cho các hộ nhận khoán xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Bất kỳ ai muốn thành công đều phải hội tụ được 3 yếu tố là: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Soi với các yếu tố đó, có thể nói người nông dân Việt Nam hiện đang có cả 3, đó là nông nghiệp đang đi vào giai đoạn phát triển hàng hóa, hội nhập quốc tế;

Để đảm bảo chất lượng và mùi vị đặc trưng, các nhà rang xay thế giới khuyên doanh nghiệp Việt Nam không nên trộn lẫn cà phê vụ mới và cũ với nhau.