Hiệu Quả Từ Chuyên Canh Cây Trồng
Như nhiều địa phương khác, ngay sau thu hoạch lúa vụ mùa, bà con nông dân xã miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nhanh chóng bắt tay gieo trồng cây vụ đông. Trên địa bàn xã, cây vụ đông chủ lực là dưa chuột, bởi đây là loại cây năng suất, giá trị hàng hóa cao, đầu ra thuận lợi.
Thực hiện chủ trương xây dựng vùng sản xuất tập trung theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, ngoài các loại cây rau màu truyền thống, những năm gần đây, xã Kỳ Sơn quy hoạch và chuyên canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện vùng sản xuất tập trung của xã có hơn 80 ha trồng dưa chuột. Nhà trồng ít 1,2 ha, nhà trồng nhiều đến cả chục ha.
Ông Bùi Quốc Hùng, ở thôn 7 xã Kỳ Sơn cho biết, gia đình ông trước đây có 2 sào lúa nhưng thu nhập không cao, do vùng đất núi, việc canh tác gặp khó khăn. Năm 2013, gia đình ông chuyển sang trồng dưa chuột, lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa, thời gian tới, ông tiếp tục mở rộng diện tích trồng dưa.
Năm nay là năm thứ 3, cây dưa chuột được trồng với diện tích lớn ở Kỳ Sơn, thành vùng sản xuất tập trung vào vụ đông. Thời gian trồng ngắn, khoảng 1,5 đến 2 tháng có thể thu hoạch, giá trị kinh tế mang lại cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Bình quân một vụ dưa, bà con thu từ 150 đến 200 triệu đồng/ ha, trừ các khoản chi phí lãi hơn 60 triệu đồng/ ha.
Theo Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Kỳ Sơn Đỗ Văn Nâu, có được kết quả này là nhờ việc xã quy vùng sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh thủy nông theo chương trình mục tiêu nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của bà con địa phương.
Địa phương khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân. Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp.
Việc bước đầu hình thành vùng chuyên canh dưa chuột tại xã Kỳ Sơn góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, manh mún, nhỏ lẻ hiệu quả thấp sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/6187/201411/xa-ky-son-huyen-thuy-nguyen-hieu-qua-tu-chuyen-canh-cay-trong-2378853/
Related news
Thời gian gần đây, rau câu được mùa, được giá đã giúp cho nhiều gia đình ở ven đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thêm phấn khởi. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức, không theo bất cứ quy trình nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái vùng đầm này.
Khi đoàn kiểm tra 7 loại thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản của 1 hộ nuôi tôm thì có đến 2 loại không rõ nguồn gốc, nhãn hiệu, công dụng đều vi phạm. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với thị trường thuốc, hóa chất phục vụ nuôi thủy sản ở Sóc Trăng hiện nay.
Phú Yên vừa công bố đề án Thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ của Công ty cổ phần Bá Hải. Đây là một trong những đề án thí điểm do Bộ NN-PTNT triển khai tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia.
Trong ngày đầu tiên quảng bá sản phẩm vải thiều Thanh Hà tại thủ đô, Hapro đã niêm yết giá 19.000 đồng/kg tại các hệ thống bán lẻ của đơn vị.
Ông Lê Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh này tự tin khẳng định: "Các tỉnh thế nào thì không biết, chứ riêng Vĩnh Phúc tôi chưa thấy nông sản ế ẩm bao giờ..."