Hiệu quả trồng mồng tơi lấy hạt
Là người đầu tiên đem giống mồng tơi trồng lấy hạt về địa phương, ông Nguyễn Văn Mỹ (ấp Tân Hòa B2, xã Long An TX. Tân Châu) chia sẻ: “Trong chuyến đi thăm người bà con ở tỉnh Đồng Tháp, thấy mô hình trồng mồng tơi lấy hạt bên đó đem lại hiệu quả kinh tế ổn định nên tôi quyết định chuyển 2 công đất màu của gia đình sang trồng mồng tơi lấy hạt”.
Theo đó, ông Mỹ xuống giống 2 công mồng tơi, mỗi công tốn khoảng 600 - 700gr hạt giống. Sau hơn 3 tháng gieo trồng, mồng tơi bắt đầu cho đợt thu hoạch đầu tiên. Lần đầu, ông thu hoạch được vài chục kg, rồi lên vài trăm kg, có khi hơn một tấn hạt mồng tơi tươi mỗi đợt. Khoảng 20 ngày sau đợt thu hoạch đầu tiên, sẽ thu hoạch tiếp đợt 2 và thời gian thu hoạch kéo dài gần 14 tháng sau đó. Sau mỗi đợt thu hoạch trái xong, ông Mỹ bón phân, dọn bớt dây bò ở dưới mặt đất, đưa lên giàn để những đợt sau cho trái nhiều hơn.
“Lúc này, đại lý ở Đồng Tháp liên kết cung cấp hạt giống và bao tiêu sản phẩm với giá 60.000 đồng/kg, sau đó hút hàng giá cứ tăng cao, đỉnh điểm có đợt giá lên tới 125.000 đồng/kg”- ông Mỹ thông tin.
Thông thường, nếu trời nắng tốt, mồng tơi tươi chỉ cần phơi khoảng 3 ngày sẽ khô và đem giao cho địa lý. Khoảng 6,5 - 10kg mồng tơi tươi sẽ được 1kg khô. So với nhiều loại rau màu trồng trước đây thì trồng tơi lấy hạt đem lại lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần xuống giống một lần, thời gian thu hoạch kéo dài cả năm, chứ không cần gieo xạ nhiều lần giống như những loại khác.
“Trồng mồng tơi sợ nhất là bị bọ hút gây hại, vì nếu không có cách phòng ngừa từ trước, bọ hút sẽ làm hư hạt mồng tơi, không còn năng suất”- ông Mỹ lưu ý. Hiện nay, ông Mỹ còn nhận thu gom mồng tơi ở các hộ tại địa phương đem giao cho các thương lái ở Đồng tháp. “Tuy không có hợp đồng chắc chắn nhưng thương lái vẫn bỏ cọc khoảng 5 - 6 triệu đồng/hộ trồng mồng tơi để tạo niềm tin”- ông Mỹ cho biết.
Cùng ở ấp Tân Hậu B2, chú Bùi Thiết Hùng nhận thấy mô hình trồng mồng tơi lấy hạt của chú Mỹ đem lại hiệu quả kinh tế cao nên đã quyết định xen cây mồng tơi vào 3 công đất trồng quýt đường, nhằm lấy ngắn nuôi dài. Theo chú Hùng, nếu muốn cho trái nhiều thì khâu làm đất cực kỳ quan trọng, đất phải tơi xốp, có rãnh thoát nước và cách làm hàng.
Khoảng cách giữa 2 hàng là 1,2m, 2 gốc mồng tơi cách nhau khoảng 50 - 60 cm thì cây sẽ cho trái nhiều hơn. Nhờ học hỏi được kinh nghiệm, đợt trái đầu thu hoạch hiệu quả, chú Hùng nhanh chóng mở rộng tiếp 2 công đất chuyên trồng mồng tơi.
“Trước đó, tôi có trồng ớt nhưng không có năng suất, giá cả lại bấp bênh, không đem lại hiệu quả kinh tế như trồng mồng tơi lấy hạt. Đợt đầu tiên tôi hái được 1,2 tấn trái tươi, được cả trăm kg hạt mồng tơi khô. Với giá 60.000 đồng/ký như hiện nay, sau khi trừ chi phí, tôi lời gần 4 triệu đồng/đợt” - chú Hùng phấn khởi.
Theo Hội Nông dân xã Long An, người dân trồng mồng tơi lấy hạt ở địa phương còn nhỏ lẻ, chưa có hợp đồng liên kết với các đại lý thu mua nên còn phụ thuộc vào giá cả lên xuống của thị trường. Đặc biệt, mô hình đang có xu hướng tăng nhanh diện tích, nếu không có hợp đồng liên kết, kế hoạch sản xuất phù hợp thì khó tránh khỏi điệp khúc “Trúng mùa, mất giá”.
Related news
Đến tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối năm, đâu đâu cũng thấy người dân trồng bưởi da xanh hồ hởi, phấn khởi cười nói râm ran, bàn về cách chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, cách thu hoạch bưởi vào thời điểm nào bán được giá…
Qua theo dõi và chắt lọc sau nhiều năm nuôi cá, bác Thểu nhận thấy trong các loài cá truyền thống thì con trắm đen có nhiều triển vọng cho con đường làm giàu, vì nó vừa có trọng lượng lớn, thịt chắc ngon ngọt, lại đang phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).
Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh
Gia đình anh Đặng Trường Thành (SN 1949) ngụ xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp từ hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định thông qua mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan. Nhờ cần cù lao động, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên vườn xoài của gia đình đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.