Hiệu Quả Trồng Màu Trong Nhà Màng

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thời gian qua, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất.
Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.
Được địa phương giới thiệu, chúng tôi đến tham quan mô hình ươm cây giống trong nhà màng của nông dân Nguyễn Văn Thức (ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, An Phú). Đây là mô hình nhà màng có diện tích gần 1.000 m2, được xây dựng trong năm 2014, do Sở KH&CN hỗ trợ một phần kinh phí.
Hiện nay, nhà màng được ông Nguyễn Văn Thức dùng để ươm ớt giống các loại để cung cấp cho các hộ trồng ớt trong và ngoài địa phương. Thời điểm chúng tôi đến tham quan là lúc công việc ươm cây giống của ông Thức diễn ra được hai tháng. Thế nhưng, ông Thức đã bán ra thị trường khoảng 500.000 cây ớt giống. Với giá bán 400 đồng/cây, sau khi trừ chi phí, ông Thức còn lời 100 đồng/cây.
Do được ươm trong nhà lưới nên bọ trĩ và các loại sâu bệnh khác không thể xâm nhập gây bệnh cho ớt giống. Mặt khác, vì được cách ly mặt đất nên cây phát triển tốt, hạn chế được chất khảm nên giống ớt tại cơ sở ông Thức được nông dân trồng ớt trong và ngoài địa phương rất ưa chuộng.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trồng ớt và cũng là khách quen mua giống ớt tại đây, ông Nguyễn Văn Bình (xã Vĩnh Lộc, An Phú) cho biết: “Muốn cây ớt khỏe mạnh, có chất lượng thì việc phòng trừ bệnh phải thực hiện từ giai đoạn cây con. Các giống ớt được trồng trong nhà lưới khỏe mạnh, ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. So với giống ớt ươm bên ngoài thì giống ớt ươm trong nhà lưới khi trồng phát triển rất tốt và tỷ lệ hao hụt không đáng kể”.
Ngoài khu vực nhà lưới để ươm ớt giống, ông Thức còn có 1.200 m2 diện tích nhà màng trồng ớt thương phẩm. Ông Thức cho biết: “So với trồng ớt bên ngoài thì trồng ớt trong nhà màng thu hoạch dài hơn khoảng 3 đợt và được khách hàng ưa chuộng hơn, vì trái đẹp, an toàn (do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật)”.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhà màng trồng ớt của ông Thức đã thu hoạch được 9 đợt trái. Bán cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi khoảng 16.000 đồng/kg. Ông Thức chia sẻ: “Bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng đã làm được một mô hình nhà màng diện tích khoảng 1.000m2 bao gồm cả cây tràm, lưới cước, thời gian sử dụng khoảng hai năm.
Cái lợi nhất là hạn chế được nhiều chi phí phun xịt thuốc trừ sâu và công chăm sóc. Không chỉ trồng ớt mà mỗi vụ tôi còn luân canh trồng các loại rau màu khác. Nhìn chung, rau màu trồng trong nhà màng đều cho năng suất cao, giảm nhiều chi phí hơn trồng bên ngoài”.
Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Văn Thao cho biết, đến nay, huyện An Phú đã xây dựng được 2 nhà lưới và 5 nhà màng sản xuất rau màu tại xã Khánh An và Phú Hữu, với diện tích trên 16.000m2, trồng các loại rau màu, như: Dưa lê, bầu, bí, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, cà chua, ớt, khổ qua, đưa leo…
Bước đầu đã mang lại hiệu quả khá tốt, thu hút nhiều nông dân trong và ngoài địa phương đến tham quan học tập kinh nghiệm vá áp dụng sản xuất.
Để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng thương hiệu rau an toàn, tăng năng suất cây trồng và nâng cao đời sống cho bà con nông dân, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích nông dân tham gia thực hiện trồng rau màu trong nhà màng. Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục tìm các đối tác tiêu thụ đầu ra các sản phẩm rau màu, với các chính sách cụ thể, rõ ràng để nông dân yên tâm sản xuất.”
Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Hieu-qua-trong-mau-trong-nha-mang.html
Related news

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…