Mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt ở Triệu Trung đem lại hiệu quả cao
Qua tìm hiểu, tôm càng xanh có nguồn dinh dưỡng rất cao, được thị trường ưa chuộng hơn so với một số loại thủy sản nước ngọt khác, gia đình anh Phan Văn Phụng ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong quyết định chuyển đổi sản xuất, đầu tư nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất. Nhờ nuôi tôm đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình của anh phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Trước đây, gia đình anh Phụng sử dụng gần 2.000 m2 ao để nuôi các loại cá truyền thống như trắm, chép, rô phi, tràu, trê… nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao, nhiều rủi ro. Sau một thời gian tìm hiểu các con nuôi mới, anh quyết định lựa chọn con tôm càng xanh đưa vào nuôi. Một thuận lợi là vào năm 2022, gia đình anh được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện lựa chọn hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh. Bắt tay vào làm, anh triển khai ngay việc xử lý, vệ sinh ao, đồng thời gia cố hệ thống tường rào, lưới chắn ao nuôi, khoan giếng nước, lắp đặt máy bơm và trang thiết bị phục vụ cho nuôi tôm đúng với hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh.
Nguồn giống tôm càng xanh được anh mua từ tỉnh Bến Tre, có chất lượng tốt. Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, can xi, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt tôm được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Vì thế, đến vụ thu hoạch, thương lái đến tận hồ của gia đình anh thu mua. Từ hiệu quả của năm đầu tiên mang lại, năm 2023 anh Phụng tiếp tục thả nuôi tôm càng xanh nước ngọt.
Theo anh Phụng, để nuôi tôm càng xanh hiệu quả, tôm giống phải chọn tôm khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật, màu hồng nhạt, đồng kích thước để nuôi tôm mới sinh trưởng tốt, ít gây hại đồng loại. Việc chăm sóc tôm càng xanh khá đơn giản, chỉ cần theo dõi số lượng và kịp thời phát hiện dịch bệnh để phòng trừ hiệu quả. Tôm có khả năng tăng trưởng nhanh, vốn đầu tư không lớn, nguồn nước trong ao nuôi không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thời gian chăm sóc ngắn, có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như cá nhỏ, ốc, cám gạo, ngô phối trộn cho tôm ăn…
Mật độ nuôi tôm từ 10 – 12 con/m2 . Từ 6 – 7 tháng tuổi, tôm có thể tăng trưởng dao động từ 150 – 160 lần so với trọng lượng tôm giống ban đầu. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên con tôm càng xanh của gia đình anh Phụng phát triển tốt. Trong thời gian từ 6 – 7 tháng nuôi, anh tiến hành thu hoạch. Bình quân 1 kg từ 10 – 12 con, giá bán 350 nghìn đồng/kg, lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng/vụ. Anh Phụng cho biết thêm: “Năm nay là năm thứ hai chúng tôi triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh. Quá trình nuôi, tôi thấy tôm càng xanh thích nghi với môi trường nước ngọt, khí hậu ở địa phương. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục duy trì, phát triển mô hình này”.
Việc xây dựng thành công mô hình nuôi tôm càng xanh nước ngọt của gia đình anh Phụng đã mở ra một hướng đi mới trong việc nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn huyện Triệu Phong và tìm kiếm được đối tượng con nuôi mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu tại địa phương. Qua đó, giúp cho người dân khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để triển khai xây dựng mô hình đem lại nguồn thu nhập khá, giải quyết việc làm ở nông thôn.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Triệu Phong Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Huyện Triệu Phong có diện tích thủy sản nước ngọt 305 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh. Trong 2 năm 2022 – 2023, Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND huyện hỗ trợ con giống và kỹ thuật để triển khai xây dựng 2 mô hình nuôi tôm càng xanh, trong đó có hộ gia đình anh Phan Văn Phụng. Đây là loại con nuôi mới ở địa phương, sau một thời gian thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các gia đình. Thời gian tới, phòng tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện nhân rộng mô hình này”.
- Dải áp suất và lưu lượng rộng
- Độ rung thấp, vận hành êm ái
- Trục vít 2 thùy nằm ngang
- Đơn giản, cấu trúc gọn
- Cung cấp không khí hoàn toàn sạch
- Hệ nén trục vít mạnh mẽ
- Roto được thiết kế đặc biệt
- Hoạt động liên tục, bền bỉ
Related news
Xã Tân Thành, TP Cà Mau là địa phương hình thành vùng nuôi tập trung cá chình, cá bống tượng sớm nhất ở tỉnh Cà Mau.
Người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn, bất trắc khi dịch bệnh trên tôm đang diễn biến phức tạp với nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là EHP.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nghề nuôi tôm công nghiệp.