Hiệu Quả Thấy Rõ, Nông Dân Phấn Khởi

Thời gian qua, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa bấp bênh, năng suất thấp, sang trồng các loại hoa màu mang hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các xã.
Mới đây, gia đình ông Trần Hưng ở xã Xuân Thịnh thu hoạch 4 sào (2.000m2) dưa hấu, năng suất đạt gần 21 tấn/ha. Ông Hưng cho hay: “Do ruộng ở khu vực đất pha cát thiếu độ ẩm, trồng dưa gặp nắng hạn nên nặng đầu tư hệ thống bơm tưới nước. Chi phí lên đến 37,5 triệu đồng/ha, thế nhưng với giá bán khoảng 3.700 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, với 4 sào dưa gia đình tôi lãi gần 8 triệu đồng, cao hơn 3 lần so với trồng lúa”.
Cũng tại xã Xuân Thịnh, mô hình trồng dưa hấu phủ bạt trên diện tích 2.000m2 với 2 hộ nông dân tham gia cho năng suất 24 tấn/ha, cho lãi 4 triệu đồng/1.000m2, trong khi đó sản xuất ngoài mô hình chỉ cho lãi 1 triệu đồng/1.000m2. Hiệu quả kinh tế mang lại cao nên Phòng Kinh tế TX Sông Cầu tổ chức hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình.
Ông Nguyễn Văn Cường ở xã Xuân Thịnh, phấn khởi nói: “Sau khi tham quan, tôi áp dụng mô hình này tại ruộng lúa nhà mình trên diện tích 1.000m2. Việc trồng dưa được phủ bạt nên tiết kiệm nước tưới, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở đây. Không chỉ gia đình tôi, hiện mô hình này đang được nhiều bà con trong xã áp dụng”.
Vụ lúa đông xuân 2013-2014, tại xã Xuân Bình triển khai mô hình trồng rau trên đất lúa với 0,5ha, năng suất bình quân đạt 14,8 tấn/ha. Với giá bán trung bình 12.500 đồng/kg, nông dân có thu nhập cao hơn gấp 11 lần so với trồng lúa. Nông dân Phạm Văn Hồng, áp dụng mô hình này, cho hay: “Tôi trồng 2 sào rau các loại để tiết kiệm nước tưới. Trong 3 tháng, tôi thu trên 10 triệu đồng, trong khi trước đây, cũng trên diện tích này, tôi trồng lúa, thu chẳng được bao nhiêu do thường xuyên thiếu nước tưới”.
Còn tại xã miền núi Xuân Lâm triển khai mô hình trồng bắp trên 10ha đất trồng lúa, cho năng suất 16,3 tấn/ha. Với giá bán 4.250 đồng/kg, lợi nhuận mang lại 49,4 triệu đồng, cao hơn 4 lần so với trồng lúa.
Ông Nguyễn Công Toàn, Phó phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Địa phương có ít sông suối nên hệ thống thủy lợi hạn chế, khiến sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích thấp.
Vì vậy trong thời gian qua, thị xã triển khai các mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại cây hoa màu khác, bước đầu có hiệu quả cao, được nông dân tích cực hưởng ứng. Trong thời gian tới, thị xã có kế hoạch nhân rộng các mô hình này ra các xã trên địa bàn để giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Related news

Không đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, không cần quá nhiều vốn và diện tích, rủi ro thấp là những ưu điểm của nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sau một thời gian áp dụng thành công, đây là mô hình đang được chú ý nhân rộng.

Công ty Liên doanh có tổng vốn đầu tư 2 triệu USD, trong đó Việt Nam góp 49%, còn lại là phía đối tác Nhật Bản. Công ty sẽ chính thức hoạt động từ đầu tháng 2/2012 với công suất 2.000 – 3.000 tấn cá ngừ/năm, trong đó 80-90% dành cho XK, 10-20% cho tiêu thụ nội địa

Vào thời điểm này, về các huyện trồng ớt trọng điểm của Bình Định, người dân đang rất phấn khởi vì ớt năm nay vừa trúng mùa lại được giá.

Tháng 6 về, những người làm báo chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau ôn lại những kỷ niệm, những đề tài mà mình thấy ấn tượng, tâm đắc. Qua thời gian một năm tôi vẫn ấn tượng nhất với ông Khiêm - một chủ trang trại cá tầm, cá hồi ở Bằng Phúc, Chợ Đồn (Bắc Kạn) nên quyết định làm cuộc hành trình trở lại trại cá tầm cá hồi ở Vằng Hên.

Ngày 20.4, ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Bình Dương (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, địa phương đang vào vụ thu hoạch ớt vụ đông xuân 2011- 2012.