Nuôi Cá Bống Tượng Mùa Lũ
Có lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, nghề nuôi cá bống tượng ở An Giang rất phổ biến. Cá giống được khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên và nuôi trong lồng bè.
Hỏi nhà ông Sáu Công (Nguyễn Văn Công) ở ấp Hòa Lợi 2, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (An Giang) nhiều người biết và rất rành với tài nuôi cá bống tượng của ông. Khi đến nơi, ông Sáu Công rất vui vẻ và dẫn cho xem hai chiếc lồng bè đang nuôi cá bống tượng.
Là một người có hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi cá bống tượng thương phẩm, ông Công cho biết: Bước đầu tiên phải đóng lồng bè cho thật chắc chắn với bề dài 3 m, bề rộng 2 m và chiều cao 1,7 m. Nếu có điều kiện thì chọn khung bằng gỗ tốt, vách xung quanh được đóng thành hai lớp bằng nẹp tre bên ngoài và lưới sắt bên trong. Khi làm xong chiếc lồng bè phải đem ngâm nước ít nhất một tháng trước khi thả cá vào nuôi.
Với kích cỡ lồng bè như vậy có thể thả nuôi 200 - 300 con, tương đương 30 - 35 kg cá giống. Thời điểm bắt đầu có cá giống ngoài tự nhiên là khi con nước lũ tràn đồng. Cá giống phải đảm bảo lành lặn, không bị rách đuôi, dị tật hay trầy xước.
Theo ông Công, nếu người nuôi chăm sóc tốt thì khoảng 8 tháng cá sẽ đạt trọng lượng từ 700 gram trở lên. Thức ăn cho cá bống tượng chủ yếu là cua, ốc, các loại cá tạp. Mỗi ngày cho cá ăn 2 buổi sáng và chiều mát. Lượng thức ăn tăng dần theo tuổi cá. Theo tính toán của ông Công, trung bình 1 kg cá thương phẩm tốn từ 6 - 8 kg thức ăn (khoảng 30.000 đồng), trừ chi phí người nuôi cũng còn lãi trên 400.000 đồng/kg.
Hiện nay, giá cá bống tượng 450.000 đồng/kg, nếu bỏ đi phần hao hụt con giống khoảng 30% thì hiện tại chiếc lồng nhỏ của ông cũng còn trên 70 kg cá thương phẩm, trừ đi chi phí thì lãi trên 25 triệu đồng. Bằng kinh nghiệm của riêng mình, ông Công cho biết thêm, nuôi cá bống tượng trên kênh rạch có nhiều ưu thế hơn so với nuôi ao hầm vì tận dụng được sự tuần hoàn nước một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên cá cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Để hạn chế sự gây hại này, ông Công chế ra một loại hỗn hợp khá đặc biệt, đó là nắn một cục đất sét độ khoảng bằng nắm tay có trộn với vôi bột, muối, dầu mazut. Sau đó nhét 1 gói Soffell diệt muỗi có cắt miệng sẵn đặt ở giữa và đưa vào trong túi nhựa có vài lỗ nhỏ xung quanh, mỗi lồng bè có thể treo từ 5 - 7 túi.
Trong quá trình nuôi, hỗn hợp này tiết ra dần trong nước diệt vi khuẩn hại cá. Có thể nói, nhờ có những túi đựng hỗn hợp độc đáo này mà trong nhiều năm qua ông Công đã trụ vững với nghề.
Ông Trần Trọng Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lợi cho hay, trước đây ở địa phương cũng có nhiều hộ dân nuôi cá bống tượng nhưng do thiếu kinh nghiệm nuôi nên đa số đều bỏ nghề vì thua lỗ. Hiện nay toàn xã có khoảng 4 - 5 hộ là còn gắn bó với nghề nuôi cá này. Trong đó, hộ ông Công là làm ăn có hiệu quả nhất.
Related news
Để có được sự đổi thay đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ ràng, lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.
Đó là nhận định của đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra vào ngày 30-6, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng nấm linh chi, anh Hoàng Xuân Hòa ở ấp Tân Thịnh, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã mạnh dạn áp dụng. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên trại nấm gia đình anh cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.
CXT30 là giống lúa thuần cực ngắn ngày với nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác cũng như chế biến gạo. Tại hội thảo, PGS TS Tạ Minh Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, tác giả giống lúa CXT30 đã giới thiệu về quy trình canh tác giống lúa này.