Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả

Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả
Publish date: Tuesday. November 24th, 2015

Năm 2013, gia đình ông Phan Văn Choong (thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương) đã cải tạo khu vườn tạp để trồng ổi Đài Loan.

Ban đầu gia đình ông trồng 600 gốc, sau nâng lên thành 1.700 gốc, với tổng diện tích khoảng 1,5ha.

Hai năm sau, mùa vụ thu hoạch đầu tiên, gia đình ông thu khoảng hơn 21 tấn ổi, cho thu nhập trên 450 triệu đồng.

Không chỉ gia đình ông Choong, ông Ân Văn Kim (thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương) cũng thu hoạch vụ ổi năm 2014 - 2015 tới khoảng 20 tấn quả, cho thu nhập trên 400 triệu đồng.

Và nhiều hộ dân trong thôn cũng đã khá thành công khi mạnh dạn cải tạo vườn tạp, vườn đồi để trồng cây ăn quả.

Từ đó, người dân trong thôn, xã đã tin tưởng, mạnh dạn đưa các cây ăn quả đặc sản khác vào trồng...

Giống cây ổi Đài Loan đã góp phần giúp người dân xã Sơn Dương (Hoành Bồ) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Chuyện bắt đầu từ năm 2013, khi Sơn Dương được quy hoạch là vùng trồng cây ăn quả của huyện Hoành Bồ.

Xã đã mạnh dạn đưa vào trồng các loại cây như: Ổi Đài Loan, thanh long ruột đỏ, cam Đường Canh, bưởi da xanh...

Vùng quy hoạch được lựa chọn trồng là các thôn: Đồng Ho, Đồng Giữa, Đồng Đặng, Trại Me.

Ông Lý Xuân Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Dương, cho biết: Đây là các thôn có đất đai màu mỡ, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi thiếu, chỉ canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ màu trong năm.

Thu nhập của bà con thấp, chỉ đạt khoảng 50 triệu đồng/vụ.

Cây ăn quả phù hợp với chất đất màu mỡ của địa phương, nhu cầu tưới tiêu ít nên khắc phục được nhược điểm về hệ thống thuỷ lợi vốn chưa được đầu tư đầy đủ trên địa bàn.

Chính vì thế mà chủ trương của huyện rất được nông dân đồng tình.

Nhờ chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, cây trồng thử nghiệm ban đầu cho hiệu quả kinh tế rõ rệt, được thị trường đánh giá cao.

Như với cây ổi Đài Loan, giá bán từ 30.000 - 50.000 đồng/kg, tính ra cho thu nhập 70 - 80 triệu đồng/sào/vụ; thanh long ruột đỏ là 15 - 20 triệu đồng/sào/vụ (lại có thể thu hoạch làm nhiều vụ) nên hiệu quả cao hơn nhiều so với trồng màu, lúa.

Mô hình trồng cây ăn quả nhanh chóng được nhân rộng.

Theo thống kê, hiện tổng diện tích trồng cây ăn quả của xã đã đạt khoảng 9ha, với trên 4ha ổi, 3ha thanh long ruột đỏ và 2ha cam Đường Canh, bưởi da xanh...

Đặc biệt số hộ trồng thanh long ruột đỏ và ổi Đài Loan tăng nhanh, từ vài hộ ban đầu nay đã tăng lên khoảng 18 hộ, hộ trồng ít là 1 - 2 sào, nhiều thì trên 1ha.

Thu nhập của người trồng cây ăn quả ở Sơn Dương đạt trung bình từ 20 - 40 triệu đồng, có hộ đạt gần nửa tỷ đồng.

Điều đáng mừng là việc tiêu thụ sản phẩm ở đây cũng được thực hiện khá quy củ.

Cuối năm 2013, Tổ HTX tiêu thụ nông sản Sơn Dương được thành lập trên cơ sở các thành viên là các hộ trồng cây ăn quả.

Tổ HTX có nhiệm vụ đánh giá chất lượng và tìm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm ổn định, hạn chế những biến động của thị trường.

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm dựa trên sự đánh giá của thành viên có kinh nghiệm, có sự giám sát của UBND xã và cơ quan chuyên môn của huyện.

Trên cơ sở chất lượng và sản lượng các tổ viên đăng ký tiêu thụ, Tổ HTX tiến hành khảo sát, xây dựng giá sàn 3 tháng 1 lần.

Đây là giá được các hộ, Tổ HTX áp dụng bán sản phẩm cho tiểu thương, các doanh nghiệp.

Đồng thời Tổ HTX cũng vận động các hộ trồng cây ăn quả tham gia và thực hiện theo giá sàn nhằm ổn định giá cả, đảm bảo uy tín chất lượng và thu nhập của người nông dân.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, trên thực tế Tổ HTX chỉ là hội nghề nghiệp, hoạt động trên cơ sở sự thống nhất, bằng uy tín, quy ước giữa các thành viên nên cần phải có những quy định, chế tài chặt chẽ hơn.

Về lâu dài người dân mong có một tổ chức có tư cách pháp nhân giúp người dân xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện, xã cũng cần quan tâm hỗ trợ hơn nữa trong việc hỗ trợ bà con chăm sóc diệt trừ sâu bệnh...


Related news

Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao Triển Khai Nuôi Cá Lăng Chấm Thương Phẩm Trong Ao

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Wednesday. December 11th, 2013
Để Tôm Chân Trắng Có Thương Hiệu Để Tôm Chân Trắng Có Thương Hiệu

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Friday. January 3rd, 2014
Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Wednesday. December 11th, 2013
Câu Được Cá Chép Vàng Gần 10 Kg Ở Biển Hồ Câu Được Cá Chép Vàng Gần 10 Kg Ở Biển Hồ

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Friday. January 3rd, 2014
Tập Trung Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng Tập Trung Khống Chế Dịch Lở Mồm Long Móng

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.

Wednesday. December 11th, 2013