Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật
Publish date: Thursday. April 11th, 2013

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Sau đó, các chị thành lập được một tổ nuôi ong ở ấp Cà Dâm có 10 chị tham gia, nuôi hơn 500 thùng ong, vốn đầu tư ước tính trên 100 triệu đồng. Nhờ có rừng tràm cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong nên việc nuôi ong giảm được chi phí thức ăn. Nuôi ong không khó, ai cũng có thể nuôi được. Trung bình nuôi 50 thùng ong phải đầu tư 30 triệu đồng, bắt đầu thu hoạch sau 3 tháng nuôi và khoảng 4 đến 5 ngày lấy mật một lần. Một lít mật ong bà con bán với giá 120 ngàn đồng, mỗi tháng trung bình 1 hộ nuôi thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Ây, ấp Cà Dâm là thành viên của tổ nuôi ong cho biết: “Tôi vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư nuôi ong, đến nay đã trả được vốn và bắt đầu có tích lũy. Nuôi ong giúp gia đình tôi thoát nghèo, lo cho các con được đầy đủ hơn, đời sống bớt khó khăn”.

Chị Nguyễn Thị Dẻo, ấp Cà Dâm là hộ nuôi đầu tiên trong tổ nuôi ong. Ban đầu chị Dẻo còn do dự vì không có vốn nhưng nhận thấy hiệu quả kinh tế của nuôi ong cao hơn so với chăn nuôi heo trước đây, nên chị đã cố 4 công đất để làm vốn nuôi ong. Đến nay, hơn 1 năm, lợi nhuận từ mật ong chị đã thu hồi được vốn, mỗi tháng thu nhập 4 triệu đồng.

Chị Dẻo chia sẻ: “Từ khi chuyển sang nuôi ong kinh tế gia đình khá lên rất nhiều, hiện giờ tôi nuôi được 70 thùng ong, dự định sẽ nuôi thêm 50 thùng nữa”. Ngoài hiệu quả kinh tế, việc nuôi ong còn giúp thụ phấn cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chị Nguyễn Thị Tú Nguyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã cho biết: “Đây là mô hình mới, nhưng khi đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cũng góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Sắp tới, tôi sẽ khuyến khích các chị chưa có việc làm tham gia và nhân rộng mô hình này đến các ấp còn lại trong xã”.


Related news

120.000 đồng/kg hạt mắc ca tươi, không đủ để bán 120.000 đồng/kg hạt mắc ca tươi, không đủ để bán

Hiện nay đã vào mùa thu hoạch chính vụ mắc ca ở Tây Nguyên, việc mua bán đang khá sôi động. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, hạt mắc ca tươi (nguyên vỏ cứng) đang được các hộ dân bán với giá 120.000 đồng/kg, cao hơn nhiều so với giá bán bình quân tại cửa nông trại ở các nước khác.

Tuesday. August 18th, 2015
Lâm Đồng một thôn có hơn 50% số hộ nuôi bò sữa Lâm Đồng một thôn có hơn 50% số hộ nuôi bò sữa

Đó là thôn 8 của xã Đại Lào, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Tuesday. August 18th, 2015
Có vốn và có thêm kiến thức chăn nuôi Có vốn và có thêm kiến thức chăn nuôi

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay nuôi lợn nái sinh sản gắn với bảo vệ sinh môi trường, nhiều hộ ND xã Nam Cao, huyện Kiến Xương (Thái Bình) đã mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng thu nhập...

Tuesday. August 18th, 2015
Kiểm tra nguồn gốc thịt heo qua Internet Kiểm tra nguồn gốc thịt heo qua Internet

“Thông qua mã code trên bao bì, người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thịt heo qua Internet hoặc tại hệ thống tra cứu của cửa hàng phân phối”.

Tuesday. August 18th, 2015
Xuất khẩu cao su kỳ vọng tăng sản lượng nhờ nhân dân tệ phá giá Xuất khẩu cao su kỳ vọng tăng sản lượng nhờ nhân dân tệ phá giá

Mặc dù việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc có thể khiến cho DN cao su gặp khó khi giá giảm. Song ngành cao su lại kỳ vọng mặt hàng cao su thiên nhiên xuất sang thị trường này có thể tăng về lượng.

Tuesday. August 18th, 2015