Hiệu Quả Mô Hình Dạy Nghề Ở Hòa Phong (Đà Nẵng)
Sau 3 năm triển khai mô hình dạy nghề nuôi cá nước ngọt, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã vận động được hơn 70 học viên của 3 thôn Nam Thành, Khương Mỹ, Cẩm Toại Tây tham gia và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong việc làm giàu trên chính quê hương.
Xã Hòa Phong có hơn 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Năm 2010, qua khảo sát và điều tra, trên địa bàn xã có 2.000 người có nhu cầu học nghề. Từ đó, xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân, phân công và giao nhiệm vụ vận động nông dân học nghề cho cán bộ xã.
Từ năm 2010 đến nay, xã Hòa Phong đã tổ chức dạy nghề tổng cộng có 9 lớp nghề. Trong đó nuôi cá tại 3 thôn Nam Thành, Khương Mỹ, Cẩm Toại Tây (2 lớp); nuôi trồng nấm ăn tại các thôn Bồ Bản, Cẩm Toại Trung, Cẩm Toại Tây, An Tân, Dương Lâm 1, Cẩm Toại Đông và Thạch Bồ (3 lớp); nấu ăn (3 lớp) và 1 lớp trồng hoa cây cảnh; mỗi lớp gồm 30 - 40 học viên, đối tượng là người nghèo, cận nghèo, bộ đội xuất ngũ, gia đình chính sách và nông dân.
Trong mỗi giờ lên lớp, học viên được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, nắm bắt được những vấn đề về xây dựng mô hình, cải tạo ao hồ, đề phòng dịch bệnh, cách cho ăn đúng định lượng để thức ăn không bị lãng phí và ô nhiễm môi trường. Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết: “Qua các lớp hướng dẫn hằng đêm, mặc dù bàn ghế, đèn điện còn thiếu thốn, nhưng bà con rất cố gắng tham gia đều đặn, sôi nổi cho đến cuối khóa học tất cả đều đạt kết quả tốt”.
Áp dụng thực tế tại thôn Nam Thành, nằm ở cánh tây của xã, đất đai tương đối rộng rãi, bằng phẳng, dân cư thưa thớt, không bị ngập lụt, gần hồ chứa nước Đồng Nghệ rất phù hợp cho việc đào ao nuôi cá. Nam Thành trong 3 năm qua là một điển hình về nuôi cá nước ngọt, giúp cải thiện đời sống kinh tế của người nông dân. Ông Nguyễn Tấn Yến (thôn Nam Thành), nuôi hơn 6.000 con cá diêu hồng trên diện tích 2.000m2.
Ông Yến cho biết: “Trung bình cứ 6 tháng xuất 2 lứa, thu về khoảng 100 triệu đồng/lứa, trừ chi phí lãi ròng còn 40 triệu đồng/lứa”. Ông Nguyễn Trí (thôn Nam Thành) nuôi cá trên 3.000m2, vừa xây căn nhà mới, phấn khởi nói: “Nếu không nuôi cá, giờ làm gì có tiền mà xây nhà. Nuôi cá hơn làm ruộng nhiều”.
Không chỉ có ông Trí, ông Yến, rất nhiều hộ dân đã thu lãi từ 15 - 100 triệu đồng cho một vụ cá như nhà ông Hồ Minh Đáng với diện tích 6.000m2 thu lãi gần 130 triệu đồng/lứa. Nhờ có tiền thu nhập từ nuôi cá, nhiều hộ dân Nam Thành mua xe, xây nhà, nuôi con học đại học.
Tuy đã đạt được nhiều thành quả, nhưng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hòa Phong vẫn gặp nhiều khó khăn. Bà Phan Thị Thu Hồng cho biết: “Hiện nay, do giá thức ăn chăn nuôi cao, khó khăn trong đầu ra, hầu hết do nông dân tự tìm bán, giá cả sản phẩm thấp, nên bà con chưa mạnh dạn đầu tư nuôi.
Nhiều người dân do chưa am hiểu kỹ thuật nuôi, có hộ nuôi 2.000 - 3.000 con nhưng đến thời kỳ thu hoạch chỉ đạt vài ba tạ cá. Còn nhiều hộ chỉ dừng lại ở mức cải thiện bữa ăn gia đình, bên cạnh đó còn lúng túng về đối tượng nuôi, chưa theo kịp nhu cầu thị trường dẫn đến sản lượng thấp”.
Related news
Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho cây mắc ca, các tỉnh cũng đang tái cơ cấu ngành nông nghiệp... sẽ tạo điều kiện để người dân và DN có cơ hội tiếp cận cây trồng này.
Cơ sở nấm thực phẩm và nấm dược liệu chất lượng cao Ba Vàng nằm khuất dưới chân núi Ba Vàng, phường Quang Trung, TP Uông Bí (Quảng Ninh) thế nhưng vẫn thu hút du khách vào mua và tham quan.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.
Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.
Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.