Các Ngư Dân Ở Tỉnh Cà Mau Trúng Lớn Mùa Cá Khoai

Năm nay, mùa đánh bắt cá khoai đến muộn so với năm ngoái, nhưng những ngày qua ngư dân tỉnh Cà Mau phấn khởi bởi trúng mùa khai thác cá khoai; trong đó ngư dân tại cửa biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) và Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) khai thác chiếm 60-70% so tổng sản lượng hơn 350 tấn cá khoai được ngư dân khai thác kể từ đầu vụ đến nay.
Theo các ngư dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển: Cửa biển Đất Mũi hiện có hơn 200 phương tiện tàu cá trọng tải dưới 5 tấn đang hoạt đông đánh bắt xa bờ 20-30km.
Chỉ hơn 5-6 tuần bám biển khai thác thủy sản, hàng trăm chuyến tàu cập bến đều đầy ắp cá khoai, sản lượng khai thác đạt 500 kg đến 1,5 tấn cá khoai/chuyến.
Ngư dân Cà Mau trúng đậm mùa cá khoai và bán cá tươi cho các chủ vựa tại cửa biển 8.000-15.000 đồng/kg nên có thu nhập từ 50 đến gần 150 triệu đồng.
Do sản lượng cá khoai khai thác tăng nhiều, cá tươi không bảo quản được lâu nên các hộ ngư dân đem chế biến thành cá khô. Cứ 8kg cá tươi sau khi phơi đủ 4-5 nắng sẽ thu được 1kg cá khô mang hương vị đậm đà đặc trưng của đặc sản xứ biển Cà Mau.
Giá khô cá khoai bán ở các cửa biển dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg; còn tại thành phố Cà Mau giá cao hơn tuỳ theo kích cỡ lớn, nhỏ. Mặt hàng khô khoai đặc sản này, được thương lái thu gom với số lượng 10-20 tấn/đợt và vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh phía Nam.
Trong những ngày biển yên, sóng lặng này, ngư dân tại cửa biển Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Khánh Hội (huyện U Minh), Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân) tỉnh Cà Mau phấn khởi cho tàu tiếp tục ra khơi đánh bắt thuỷ sản, nhất là cá khoai.
Đây là thời điểm cá hội nên ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá khoai, đạt sản lượng cao. Năm nay, cao điểm mùa khai thác cá khoai bắt đầu từ tháng hai và sẽ kéo dài đến tháng tư./.
Related news

“Chúng ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ nông dân thoát nghèo, làm giàu trên chính khu vườn, mảnh ruộng quê hương mình. Điều đó thật sự có ý nghĩa về nhiều mặt, là chiến lược, là mục đích xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo” – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo NTM tỉnh Võ Kim Cự khẳng định.

Trước áp lực của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) “dọa” đóng cửa nhà máy nếu áp dụng quy định tỷ lệ mạ băng và hàm ẩm mới từ ngày 1-1-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chủ trương cho phép lùi thời gian áp dụng quy định này.

Đó là nhận định của các cơ sở chế biến, sản xuất khô cá lóc ở huyện Chợ Mới (An Giang). Chị Kim Huê, chủ cơ sở sản xuất khô cá lóc Kim Huê (thị trấn Chợ Mới), cho biết: Khoảng nửa năm nay, cơ sở tiêu thụ bình quân 300 - 400kg khô/ngày, chỉ bằng 1/2 trước đây.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Như vậy, dù bị tác động của nhiều yếu tố khó khăn, bất lợi từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng xuất khẩu thuỷ sản của Khánh Hòa vẫn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng đã đặt ra.

Sáng sớm tinh mơ, tại cảng cá Tịnh Kỳ, nhiều tàu đánh bắt cá cơm tấp nập vào bến bán cá. Cá vừa được ngư dân bủa lưới trong đêm nên rất tươi ngon. Chuyện thỏa thuận giá cả giữa thương lái với chủ tàu cũng diễn ra suôn sẻ. Chủ tàu Trần Tấn Thành, ngụ thôn An Vĩnh cho biết: “Năm nay cá cơm tương đối nhiều.