Hiểu Ong Để Nuôi Tốt, Lãi Cao
Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở xã Tây Hiếu (thị xã Thái Hòa, Nghệ An) không ai quên nhắc đến cái tên Hoàng Thanh Thục - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nuôi ong xóm Phú Tân.
Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.
Thấy đầu tư ít, hiệu quả lại cao ông Thục ngày càng mở rộng quy mô nuôi ong. Trong vườn nhà ông giờ lúc nào cũng có 45 - 60 đàn ong khỏe mạnh.
Nuôi ong lâu năm, thạo nghề nên ông Thục hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian thiếu vắng mùa hoa. Mới qua vụ mật vải và mật nhãn năm nay, ông Thục đã thu về 350kg mật. Với giá 200.000 đồng/kg, ông đã có khoản doanh thu 70 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm 40 triệu đồng tiền lãi từ việc tạo chúa, chia đàn, bán hơn 40 đàn ong giống mỗi năm.
Ông Thục chia sẻ: “Nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau”.
Nhờ nghề nuôi ong mà gia đình ông Thục cải thiện được cuộc sống, nuôi 2 con gái ăn học nên người và có vốn đầu tư trồng 2ha cao su. Không chỉ có vậy, vốn cởi mở và không giấu nghề, ông Thục đã giúp rất nhiều nông dân khác thoát nghèo bằng việc tư vấn kỹ thuật, truyền nghề nuôi ong cho họ.
Related news
Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.
Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.
Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).
Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.
Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.