Các Nước Thái Bình Dương Cắt Giảm 50% Đánh Bắt Cá Ngừ Con
Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.
Tại cuộc họp của Ủy ban Nghề cá khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) vừa diễn ra tuần qua tại Fukuoka, miền tây nam Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ có hoạt động đánh bắt cá trong khu vực bắc Thái Bình Dương nhất trí sẽ cắt giảm khoảng 50% lượng đánh bắt cá ngừ con.
Đây là một trong những nỗ lực nâng gấp đôi trữ lượng cá của đại dương lên mức dự kiến khoảng 43.000 tấn trong vòng 10 năm.
Các nước và vùng lãnh thổ tham gia cuộc họp trên, gồm có Hàn Quốc, Mỹ, Canada, vùng lãnh thổ Đài Loan và Nhật Bản - hy vọng rằng động thái trên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi hải sản này.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng đánh bắt cá trên sẽ được trình bày cụ thể trong hội nghị thường niên của WCPFC vào tháng 12 tới, cùng với một kế hoạch 10 năm (dự kiến bắt đầu năm 2015) nhằm khôi phục lượng cá ngừ Thái Bình Dương.
Trước đó, Nhật Bản - nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới không muốn giảm hoạt động đánh bắt cá, cho dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy trữ lượng cá dần cạn kiệt.
Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi chính sách hướng đến việc bảo tồn nguồn hải sản này sau khi một bản đánh giá độc lập quốc tế công bố năm ngoái cho thấy trữ lượng cá ngừ, nguyên liệu chính cho món sushi được nhiều người yêu thích, đã giảm tới 96% so với mức ban đầu. Lượng cá con đang bị đánh bắt quá mức có thế khiến trữ lượng cá ngừ cạn kiệt, thậm chí là tuyệt chủng.
Nếu tuân thủ kế hoạch trên, lượng cá ngừ con - cân nặng dưới 30kg - mà Nhật Bản đánh bắt có thể giảm bớt đi khoảng 4.000 tấn/năm.
Ông Masanori Miyahara, cố vấn của Cơ quan Nghề cá của Nhật Bản, nói rằng: “Nhật Bản không còn cách nào khác ngoài việc giảm 50% lượng cá đánh bắt nếu muốn khôi phục nguồn hải sản này”.
Trong khi đó, Wakao Hanaoka, chuyên gia về sinh thái biển thuộc Tổ chức Greenpeace, đã kêu gọi Nhật Bản đưa ra nhiều sáng kiến hơn để bảo tồn các loài cá biển, nhất là trước mùa sinh sản.
Related news
Góp sức cùng cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) phục vụ chương trình "Tam nông", 4 năm qua tín dụng cho nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ đã tạo ra “lực đẩy” trong sản xuất kinh doanh của hàng nghìn hộ trên địa bàn huyện Thanh Thủy, góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.
Vụ mùa năm 2015, Thanh Sơn gieo cấy 3.470ha/3.470ha cây lúa đạt 100% kế hoạch; diện tích lúa lai 1.605ha/1.600ha đạt 100,3% kế hoạch; diện tích lúa chất lượng cao 302ha/300 ha đạt 100,6% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa vụ mùa ở Thanh Sơn đang sinh trưởng và phát triển tốt; một số diện tích trà mùa sớm đang trong quá trình đứng cái, làm đòng.
Dưa gang được mùa cộng với giá bán cao nên nhiều hộ dân tại huyện Thăng Bình rất phấn khởi.
Gia đình anh Lò Văn Hạnh, thuộc đội 15 xã Thanh Xương, huyện Điện Biên có khoảng 2.500m2 ruộng. Vụ chiêm xuân năm nay anh gieo toàn bộ bằng giống lúa chất lượng cao bắc thơm số 7 – loại giống siêu nguyên chủng do Công ty Giống lúa Thái Bình cung ứng. Nhờ chăm bón tốt, đúng quy trình nên vụ lúa này gia đình anh thu hoạch khoảng 1,6 tấn.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 513.000 con gia súc và trên 5,5 triệu con gia cầm. Những năm gần đây, với tác động của khoa học kỹ thuật, năng suất vật nuôi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong chăn nuôi không tránh khỏi những rủi ro do bệnh tật gây nên, nhất là những bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch lớn.