Hạt É Trúng Đậm

Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Vào thời điểm này, đa số các ruộng trồng é đã được nông dân thu hoạch.
Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.
Bởi đây là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ chi phí và không tốn nhiều công chăm sóc. Mấy năm trước đây, đất của gia đình tôi chủ yếu trồng lúa, bắp, đậu xanh…, nhưng lợi nhuận cũng không mấy hấp dẫn. Vì thế năm nay tôi trồng thử 5 công, thấy hiệu quả nên vụ tới sẽ mở rộng thêm diện tích".
Trồng hạt é đến ngày thu hoạch chỉ cần chặt gốc rồi phơi vài nắng sau đó đem tuốt. Công đoạn này diễn ra khoảng 10 ngày là cho ra sản phẩm. Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó phòng NN-PTNT huyện An Phú, cho biết: Từ khi giá lúa và bắp không mang lại lợi nhuận cao, nhiều người dân tự chuyển đổi cây trồng để tăng thu nhập. Đặc biệt họ chọn cây é, vì loại này thích hợp vùng đất cồn, chịu hạn tốt chi phí đầu tư thấp, không cần dùng thuốc mà chỉ bón phân giúp cây tươi tốt, trồng 1 lần thu 3 vụ/năm.
Nhờ hiệu quả mà năm 2013, toàn huyện có 20 ha nay tăng lên 100 ha. Thời gian tới, nhất là vụ hè thu huyện đang khuyến cáo các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả nên mạnh dạn chuyển sang trồng hạt é.
Related news

Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.

Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.

Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.

Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.

Anh Kỷ chia sẻ, một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.