Hàng thủy sản Việt Nam gian nan đường vào siêu thị ngoại

Doanh nghiệp bức xúc
Tại cuộc họp của Câu lạc bộ Hàng nội địa (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam-VASEP) vừa diễn ra, nhiều DN phản ánh: Hệ thống phân phối của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang ép họ chi mức chiết khấu rất cao, nếu không chấp nhận sẽ bị cắt hợp đồng cung cấp hàng.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, lãnh đạo một công ty thủy sản tại TP.Hồ Chí Minh cho biết: 20% sản lượng của công ty bán ở thị trường nội địa, trong đó tỷ trọng tiêu thụ qua siêu thị chiếm tới 70-80%.
Tuy nhiên, công ty đang phải chịu chiết khấu tới 20% cho hệ thống siêu thị ngoại.
Thậm chí, có siêu thị yêu cầu chiết khấu 25%.
Không chỉ đòi chiết khấu cao, một số siêu thị ngoại còn yêu sách hưởng mức thưởng lớn.
Lãnh đạo DN này phân tích: Thông thường, siêu thị và nhà cung cấp xây dựng chỉ tiêu thưởng của năm theo thang bậc.
Ví dụ: Nếu năm nay siêu thị bán được 10 tỷ đồng sẽ được thưởng 1%; 11 tỷ sẽ được 2%.
Tuy nhiên, sau 10 tháng đầu năm, dự đoán doanh số bán hàng sẽ không đạt chỉ tiêu trên, siêu thị ép nhà cung cấp phải hạ chỉ tiêu xuống mức tương ứng 8,5-9,5 tỷ đồng để vẫn được hưởng mức thưởng cao.
Ngoài việc chịu mức chiết khấu cao, DN thủy sản hàng năm phải “cõng” thêm vô vàn các khoản phí khác.
Theo VASEP, chi phí này đều tăng liên tục, đơn cử như: Hỗ trợ cho lễ hội khách hàng/1 cửa hàng tăng từ 6,2 triệu đồng (năm 2013) lên 7 triệu đồng (năm 2014); hỗ trợ sinh nhật/1 cửa hàng từ 2,5 triệu (năm 2013) lên 3 triệu (năm 2014); hỗ trợ khai trương siêu thị mới cũng tăng từ 0,5% (năm 2013) lên 1% (năm 2014).
Liên kết – con đường tất yếu
Thực trạng này đang khiến một số DN chuyên xuất khẩu thủy sản muốn chuyển hướng vào thị trường nội địa phải bỏ cuộc vì chi phí quá cao.
Điều này cũng đồng nghĩa người tiêu dùng khó tiếp cận được với sản phẩm thủy sản Việt chất lượng cao.
Ông Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc Công ty Tân Hải Hòa - nhận định: Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do sự cạnh tranh gay gắt giữa chính các DN nội địa với nhau khiến “người ngoài” dễ dàng lợi dụng.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, không ít DN mới tham gia thị trường, muốn bán được hàng đã chiết khấu cao cho siêu thị.
Mức chiết khấu này tăng lên theo hàng năm mà ít khi giảm.
Điều này dẫn tới hệ quả, các DN khác cũng bị “vạ lây“.
Nhằm hạn chế tình trạng này, các DN thủy sản đã cùng thành lập Câu lạc bộ Hàng nội địa để tạo tiếng nói chung với các siêu thị.
Trước mắt, các DN thống nhất không đồng ý hạ chỉ tiêu thưởng.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến cáo, để tránh phụ thuộc vào hệ thống phân phối, DN cần tạo thương hiệu riêng, đồng thời bán hàng ở nhiều kênh khác nhau.
Một số siêu thị nước ngoài đã gửi đề nghị tới DN thủy sản tăng mức chiết khấu từ 0,75 đến 1,2% bổ sung cho hợp đồng đã ký năm 2015, dù mức chiết khấu trước đó đã ở mức 10-25%.
Chưa kể, những siêu thị thường xây dựng biểu giá bán lẻ cao hơn từ 20 đến 35% so với giá bán của nhà cung cấp.
Related news

Mô hình nuôi bò sữa ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ hiện đang được nhiều hộ dân tham gia do thu nhập ổn định, giải quyết việc làm nhàn rỗi cho bà con. Đặc biệt, từ khi Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi bò sữa Long Hòa ra đời, bà con càng yên tâm đầu ra sản phẩm luôn được đảm bảo.

Huyện Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) có khoảng 10 trang trại nuôi chim cút, quy mô 20 ngàn - 70 ngàn con. Trung bình mỗi năm các trang trại cung ứng ra thị trường 22 triệu quả trứng và hàng chục tấn thịt cút thương phẩm. Tuy nhiên, do 2 tháng trở lại đây giá trứng cút giảm mạnh, các hộ nuôi chim cút khó có thể tiếp tục duy trì đàn.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, đảm bảo cho người trồng lúa có lãi cao hơn, tại hội thảo Những giải pháp giảm chi phí sản xuất lúa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại Phú Yên vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Ông Trần Văn Mẫn (ngụ ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang) cho biết, khi thu hoạch khoai mì ngoài bờ ruộng, ông đã đào được củ khoai mì nặng gần 8kg, với hình dạng khá kỳ dị, giống như bình hồ lô. Đây là củ khoai mì to nhất mà ông trồng được.

Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.