Hàng nông sản đặc biệt tại ngày hội thi đua của nhà nông

Sáng ngày 4.9, tại Hà Nội, Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV, giai đoạn 2010-2015 do T.Ư Hội NDVN tổ chức đã diễn ra trọng thể tại Hà Nội. Ngoài nội dung chính, Đại hội lần này còn là dịp để giới thiệu, quảng bá hàng chục sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ nổi tiếng khắp các vùng miền.
Phóng viên Dân Việt đã ghi lại một số hình ảnh ấn tượng bên lề đại hội.
Bên lề Đại hội cũng trưng bày hàng chục sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ nổi tiếng các vùng miền thu hút được rất nhiều đại biểu ghé thăm.
300 đại biểu là cán bộ, hội viên, nông dân và 11 tập thể Hội ND các cấp điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân đã về dự Đại hội “5 năm có một” này.
Các đại biểu nữ thích thú với sản phẩm vải tơ tằm – sản phẩm của bà Phan Thị Thuận ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Tôn vinh sản phẩm cà phê xuất khẩu...
...Hạt điều trứ danh...
...Các loại đồ uống nổi tiếng do nhà nông sản xuất
...Đặc sản chè Ô Long...
Đại biểu La Thị Sổ (48 tuổi) dân tộc Cao Lan ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình, Yên Bái: "Lần đầu tiên có cơ hội được lên thủ đô thấy người đông quá, mình cảm thấy bỡ ngỡ lắm, nhưng gặp ai cũng niềm nở hiếu, hiếu khách nên cũng an tâm hơn". (ảnh: Bà Sổ đang trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi tơ tằm với bà Phan Thị Thuận, chủ gian hàng trưng bày tơ tằm tại Đại hội).
Đang chăm chú theo dõi các đại biểu phát biểu tại Đại hội, bà Hoàng Thị Tởi (53 tuổi) ở Hà Gang cho biết: Xuống Hà Nội từ ngày 3.9, được Hội ND Việt Nam bố trí ăn, ở tiện nghi, sướng lắm. "Đây là lần thứ 2 tối xuống Hà Nội nhưng vẫn thấy thủ đô đẹp lắm, đẹp hơn núi đá quê tôi rất nhiều, mong là năm nào cũng được về đây nhận giải thưởng để gặp mọi người, trao đổi kinh nghiệm làm ăn" - bà Tởi tâm sự.
"Rất may mắn cho tôi vì được Hội Nông dân tỉnh chọn về Thủ đô nhận biểu dương, khen thưởng tại Đại hội thi đua yêu nước do Hội ND Việt Nam tổ chức. Bản thân tôi rất vinh dự và tự hào. Sau khi về quê, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong chăn nuôi cá, lợn, gà để năm sau lại được ra với Thủ đô lần nữa". Đại biểu Kiên Chăng ở Trà Vinh tâm sự.
Related news

Nuôi tôm càng xanh luân canh trong vuông tôm sú là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau). Điều này làm bất ngờ đối với người dân địa phương, bởi trước đây người dân chỉ dám mơ ước 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, thế mà từ những thử nghiệm ban đầu, đến nay người dân xã Biển Bạch phấn khởi vì nuôi tôm càng xanh tăng thu nhập gấp đôi vụ lúa.

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng rau hữu cơ (RHC) ngày càng tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì đây là sản phẩm an toàn trong bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng sử dụng RHC ngày càng tăng. Tại các quận, huyện ngoại thành TP. HCM các mô hình trồng rau sạch đều được bà con nông dân áp dụng thành công và mang lại nhiều kết quả khả quan cho gia đình và xã hội.