Home / Hải sản / Tôm càng xanh

Hạn Chế Tôm Càng Xanh Ăn Thịt Lẫn Nhau

Hạn Chế Tôm Càng Xanh Ăn Thịt Lẫn Nhau
Publish date: Saturday. March 8th, 2014

Tôm càng xanh (TCX) có đặc điểm sinh học là lột xác nhiều lần trong chu kỳ sống để tăng trưởng và đặc tính hay ăn thịt lẫn nhau khi mới lột xác, ảnh hưởng tỷ lệ sống của tôm nuôi thương phẩm. Việc áp dụng tốt một số biện pháp trên vào quá trình nuôi TCX sẽ góp phần cho vụ nuôi hiệu quả hơn. Để giảm hiện tượng tôm ăn lẫn nhau, một số biện pháp khuyến cáo đưa ra như sau:

Do là loài ăn tạp thiên về động vật nên TCX đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao và phù hợp từng giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn ương, tôm giống còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cao. Ngoài thức ăn tự nhiên, sử dụng thức ăn công nghiệp (CN) có hàm lượng đạm từ 35 - 40%, cho ăn 3 – 4 lần/ngày.

Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).

Khi cho tôm ăn thức ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm, chu kỳ lột xác tương đối đồng loạt, hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.

Trong quá trình nuôi, khi cho tôm ăn, nên rãi thức ăn đều khắp ao (ruộng nuôi), tránh hiện tượng tôm khi đói di chuyển kiếm mồi, ăn thịt con mới lột xác. Theo thực tế nuôi thử nghiệm, khi cho tôm ăn một chỗ, hiện tượng ăn thịt lẫn nhau nhiều hơn cho tôm ăn đều khắp ao.

Việc thả chà trong ao làm nơi trú ẩn cho tôm lột xác (sau 4 - 5 giờ vỏ tôm mới cứng hẳn), tăng tỷ lệ sống tôm nuôi do giảm hiện tượng ăn nhau. Chà được chất thành đống hay bó, số lượng bó chà tùy theo mật độ tôm thả nuôi và thường chất những nơi tôm tập trung lột xác như gần mé bờ, khu vực cấp nước. Nên ngâm chà tươi trước khi sử dụng và hạn chế dùng chà từ cây có tinh dầu (tràm, bạch đàn...), tránh ảnh hưởng xấu môi trường nước và tôm nuôi.

Ngoài ra, việc quản lý môi trường nuôi kết hợp chế độ thay nước chủ động theo chu kỳ lột xác của TCX, kích thích tôm lột xác đồng loạt cũng là biện pháp tăng tỷ lệ sống tôm nuôi.


Related news

Bệnh Đóng Rong Trên Tôm Càng Xanh Bệnh Đóng Rong Trên Tôm Càng Xanh

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.

Saturday. July 6th, 2013
Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh

Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.

Saturday. July 6th, 2013
Bệnh Đen Mang Ở Tôm Càng Xanh Bệnh Đen Mang Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn 5 - 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng bị nhiệm bệnh, hàng ngày khi xi phông bể có thể thấy chết nhiều, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên.

Saturday. July 6th, 2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ Nuôi Tôm Càng Xanh Nước Ngọt Ở Ấn Ðộ

Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp.

Saturday. July 6th, 2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Càng Xanh Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Càng Xanh

Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm giống (PL), quan sát thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết.

Saturday. August 24th, 2013