Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hối Hả Gặt Lúa Chạy Lũ

Hối Hả Gặt Lúa Chạy Lũ
Publish date: Monday. September 15th, 2014

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 80% diện tích lúa hè thu. Không khí lao động dường như không hề ngơi nghỉ trên những cánh đồng mùa gặt. Tin bão ngoài biển Đông báo về trên loa phát thanh vọng ra từ làng như dồn dập, hối thúc bà con nông tăng tốc thu hoạch gọn lúa hè thu…

Khung lịch an toàn thu hoạch lúa hè thu theo kế hoạch của tỉnh đã khép lại (15/9) thế nhưng ruộng lúa của chị Đậu Thị Phương (thô Yên Xuân, Xuân Lộc, Can Lộc) vẫn còn một nửa diện tích chưa gặt xong. Tranh thủ “chạy đua” với ông trời, mấy ngày nay, chị phải chạy đôn, chạy đáo nhờ anh em phụ giúp thu hoạch nốt những thửa ruộng còn lại. Chị Phương cho biết: “Nhà tôi làm 1,5 mẫu ruộng, đến kỳ thu hoạch phải đánh điện chồng đang công tác ở xa về phụ cùng, thế mà vẫn không gặt kịp lúa chín. Nếu trời thương cho thêm ít ngày nắng thì vụ này chắc chắn thắng lớn.”

Nhìn cánh đồng nếp mà cả gia đình chị Phương đang tập trung thu hoạch hôm nay thì biết, lúa dày khít, cao hơn lưng người cúi. Từng bông lúa xếp chồng lên nhau trĩu hạt. Đúng là không khí ngày mùa, nhất là những ngày bão cận kề. Làng quê rậm rịch tiếng máy gặt, máy tuốt, tiếng trâu bò thồ lúa về làng. Mỗi người một việc, thậm chí chẳng ai có đủ thời gian để trò chuyện cùng nhau.

Ông Nguyễn Văn Tân (thô Yên Xuân, Xuân Lộc, Can Lộc) vừa đưa tay đẩy lúa vào máy tuốt, vừa nói lớn trong tiếng gầm của máy: “Nhà tôi làm 2 mẫu ruộng, cũng may đầu tư được cái máy tuốt nên kịp phục vụ. Cứ gặt đến đâu, tuốt đến đó rồi đổ ra phơi luôn. Đến hôm nay, cũng kịp khô khén được 5 sào. Cả làng, cả xã không cứ đêm ngày, miễn đưa lúa về nhà trước mưa mới yên tâm được”.

Len lỏi theo những đường rẽ về các vùng lúa Thạch Hà, thóc, rơm phơi từ trong sân ra đến ngoài đường. Ông Nguyễn Hữu Đức (Thạch Tân, Thạch Hà) cho biết: Lúa chín dồn dập, nhu cầu cao nên dù mấy hôm nay xã được “tăng bo” máy gặt đập liên hợp từ miền Nam ra nhưng vẫn không kịp. Phải nơi nào lúa chín đồng loạt, theo vùng thì máy mới đến, còn không phải đợi. Nhà tôi làm 1,1 mẫu ruộng, mới gặt được 7 sào, còn lại chắc phải dùng máy gặt mini của nhà mới kịp trời. Mùa này, lúa ở ngoài đồng ngày nào là lo ngày đấy, lúa chín vàng ra đấy nhưng chỉ cần trận mưa lụt là thành công “dã tràng”.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh, cơn bão Kalmaegi đang tiến sát vào biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12. Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão, từ ngày 16/9 - 18/9 trên địa bàn tỉnh ta có thể xảy ra mưa lớn. Tâm điểm, mưa sẽ rơi vào ngày 17/9 có thể gây ngập lụt một số nơi. Theo thống kê, đến “hạn chót” của khung lịch an toàn, toàn tỉnh chỉ mới thu hoạch được 80% diện tích hè thu, điều đó có nghĩa trên đồng ruộng vẫn còn khoảng gần 9.000 ha diện tích không thể chạy nhanh hơn mưa bão.

Ông Bùi Quang Hoàn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “So với mọi năm, lúa hè thu năm nay khá đồng đều về năng suất và tăng cao hơn cùng kỳ từ 3%- 5%. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số địa phương thu hoạch muộn khiến hàng nghìn ha lúa hè thu rơi vào thế bị động trước mưa bão. Ngành chuyên môn đã cử cán bộ bám cơ sở, cập nhật tình hình, đồng thời khuyến cáo các địa phương đốc thúc bà con tập trung lực lượng, máy móc thu hoạch nhanh, giảm thiểu tổn thất".

Hầu như năm nào, những cái tên như thị trấn Can Lộc, xã Tiến Lộc (Can Lộc), Tân Lộc, Thịnh Lộc, Hồng Lộc (Lộc Hà) hay một số vùng của TP. Hà Tĩnh, Thạch Hà cũng là những địa phương sau cùng về đích hè thu. Chưa nói đến chuyện cơ cấu bộ giống có đúng với chủ trương hay không, những vùng canh tác này luôn có tập quán làm muộn hơn lịch thời vụ đến cả tuần lễ mặc dù trước đó bà con khá thư thả sau thu hoạch vụ xuân. Và nguy cơ tổn thất chất lượng, năng suất vụ hè thu là điều hiện hữu đối với những địa phương này.


Related news

Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu Người dân gồng mình chống hạn cho cây tiêu

Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt, người dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đang phải gồng mình chống hạn. Đặc biệt, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương và là nguồn thu nhập chính của người dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Monday. November 23rd, 2015
Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá

Điều kiện khí hậu tại TP.HCM nóng ẩm quanh năm, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây rau, do vây cây rau được trồng quanh năm và càng ngày có nhiều vùng sản xuất tập trung.

Monday. November 23rd, 2015
Tái cơ cấu nông nghiệp xóa bỏ vừa chạy vừa xếp hàng Tái cơ cấu nông nghiệp xóa bỏ vừa chạy vừa xếp hàng

Tái cơ cấu nông nghiệp là gì, những việc gì cần làm ngay, ưu tiên làm gì trước, tái cơ cấu vào đâu?... là những câu hỏi nhiều ngành từ T.Ư đến địa phương đang đặt ra hiện nay.

Monday. November 23rd, 2015
Nhạo Sơn bứt phá về đích nông thôn mới Nhạo Sơn bứt phá về đích nông thôn mới

Từ xã vùng núi khó khăn, sau 3 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã bứt phá về đích ngoạn mục, làm tấm gương sáng cho các xã trong và ngoài huyện học tập.

Monday. November 23rd, 2015
97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng 97 thủy điện nợ tiền dịch vụ môi trường rừng

Được thực hiện từ năm 2007, đến nay, chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã đi vào cuộc sống của người dân thuộc những vùng khó khăn, đang hàng ngày trực tiếp tham gia trồng và bảo vệ rừng.

Monday. November 23rd, 2015