Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh

Cây Na Dai Bén Rễ Trên Vùng Đồi Chí Linh
Publish date: Monday. August 19th, 2013

Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.

Thu nhập cao

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai. Năm nay bà càng phấn khởi vì giá bán na tương đối ổn định; đầu mùa là 40 - 50 nghìn đồng/kg, còn hiện nay từ 18 đến 22 nghìn đồng/kg, tăng 8-10 nghìn đồng/kg so với năm ngoái. Với diện tích vườn na rộng 1,7 ha, dự tính đến cuối vụ, gia đình bà thu lãi khoảng 300 triệu đồng.

Hoàng Tiến là địa phương đầu tiên của Chí Linh đưa cây na vào trồng theo hướng sản xuất hàng hóa với diện tích trồng na lớn, có nhiều hộ trồng và thu lãi cao nhất thị xã. Ông Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến cho biết: Đến nay, xã Hoàng Tiến có hàng trăm hộ trồng na với tổng diện tích khoảng 230 ha... Trong đó có hơn 100 hộ trồng từ 1 ha na trở lên.

Mỗi năm, na thường cho thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Bình quân mỗi ha na cho 10 - 12 tấn quả. Nhiều hộ trong xã thu lãi từ 200 đến hơn 300 triệu đồng/ha/năm như nhà các anh: Đoàn Văn Đức, Lê Văn Hiểu ở thôn Hoàng Gián cũ; Dương Văn Quang, Nguyễn Ngọc Thủy, Phạm Bá Ngôn, Nguyễn Văn Thọ ở thôn Tân Tiến, nhà bà Vũ Thị Thoa ở thôn Trại Trống… Hằng năm, tổng giá trị sản xuất từ trồng na của xã ước đạt từ 27 đến 30 tỷ đồng.

Hiện nay, nhiều hộ dân ở các phường khác như: Hoàng Tân, Bến Tắm, Cộng Hòa và các xã Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi cũng đã chuyển sang trồng na cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Vũ Kim Long, Chủ tịch UBND phường Bến Tắm cho biết: “Trước đây, phường Bến Tắm cũng chỉ có một vài hộ ở khu dân cư Hố Gồm và Trại Quan giáp với xã Hoàng Tiến trồng na. Sau đó, thấy hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân khác trong phường cũng trồng na. Hiện nay, Bến Tắm có khoảng 50 ha na, trong đó khu Hố Gồm có gần 20 ha, khu Trại Quan có 10 ha, còn lại nằm rải rác ở các khu khác. Nhiều hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ cây na”.

Trong những năm gần đây, diện tích na của thị xã Chí Linh không ngừng được mở rộng. Hiện nay, thị xã có 596 ha trồng na, tăng 235 ha so với năm 2011. Cây na là cây trồng nhanh cho thu hoạch, có thể điều khiển ra hoa trái vụ, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tránh trồng theo phong trào

Tuy nhiên lãnh đạo các xã, phường và phòng chuyên môn của thị xã đều cho rằng, cần ổn định chứ không nên phát triển ồ ạt diện tích trồng na, đồng thời chú trọng nâng cao giá trị cho cây na. Bởi khi phát triển ồ ạt, diện tích na nhiều thì giá bán na sẽ hạ, giống tình trạng trồng cây vải trước đây. Ông Vũ Kim Long, Chủ tịch UBND phường Bến Tắm cho biết: “Hiện nay, phường có khoảng 400 ha trồng cây ăn quả.

Ngoài 50 ha trồng na hiện có, có thể mở rộng lên 100 ha là phù hợp”. Còn ông Nguyễn Văn Thiệu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến cũng cho biết: “Chúng tôi không hướng phát triển mở rộng thêm diện tích nữa mà chú trọng nâng cao giá trị cho cây na và các loại cây trồng khác”.

Ông Đặng Xuân Tuấn, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Chí Linh cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế là cần thiết. Nhưng diện tích na của thị xã như hiện nay là hợp lý, cần phải ổn định. Thị xã không khuyến khích người dân chặt vải trồng na thêm nữa.

Tỉnh và thị xã cũng đang thực hiện các biện pháp nâng cao giá trị cho cây na. Đó là triển khai dự án nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung đối với cây na giai đoạn 2012 - 2015 được thực hiện tại các xã Hoàng Tiến, Bắc An và phường Bến Tắm, với tổng diện tích 120 ha. Đầu năm 2013, dự án đã triển khai tại 20 ha na ở xã Hoàng Tiến.

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 9 triệu đồng/ha, trong đó gồm hỗ trợ phân bón, vật tư theo quy trình để nông dân đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo đảm sản xuất. Ngoài ra, các hộ còn được hỗ trợ tập huấn quy trình khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, các hộ dân thực hiện mô hình rất tốt, cây cho quả to, mẫu mã đẹp.

Với sự quan tâm của tỉnh, thị xã trong việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung cây na, hy vọng trong thời gian tới, cây trồng này tiếp tục tăng thu nhập cho nông dân nơi đây, từng bước xây dựng thương hiệu na dai Chí Linh.


Related news

Sản Xuất Cua Giống Bằng Quy Trình Vi Sinh Sản Xuất Cua Giống Bằng Quy Trình Vi Sinh

Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.

Sunday. February 23rd, 2014
Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá

Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.

Sunday. February 23rd, 2014
Củ Cải Dễ Trồng Củ Cải Dễ Trồng

Trên màn ảnh truyền hình, nhiều bà con ngỡ ngàng khi thấy dân Quảng Ngãi trồng củ cải quá tốt. Có những củ to như bắp tay, dài mấy chục centimét, trắng nõn, lá mượt xanh.

Friday. March 21st, 2014
Đầu Tư Cho Người Nuôi Cá Làm Ăn Lớn Đầu Tư Cho Người Nuôi Cá Làm Ăn Lớn

Được Quỹ Hỗ trợ nông dân (ND) cho vay vốn, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, Hà Nội đã có điều kiện mở rộng diện tích, cải tạo ao, mua thêm cá giống về nuôi...

Friday. March 21st, 2014
Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Xen Canh Với Tôm Sú Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Xen Canh Với Tôm Sú

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.

Sunday. February 23rd, 2014