Hà Nội Thủy Sản Được Mùa, Được Giá
Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.
Theo nhiều hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, giá cả các loại cá sau Tết đã tăng hơn so với thời điểm trước Tết. Cá trắm, cá chép có giá bán buôn trung bình từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, bán lẻ từ 65.000 - 70.000 đồng/kg; giá các loại cá khác như: Cá trôi, cá mè, cá rô cũng tăng nhẹ, trung bình từ 45.000 - 50.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Văn Bơi, thôn Ngọc Động, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa chia sẻ: "Nếu giá cá vẫn giữ mức ổn định như thế này trong 2 tuần nữa thì với 1,5 tấn cá từ ao nuôi của anh sẽ cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng, trừ chi phí cho thu lãi 50 triệu đồng".
Dịp trước Tết Nguyên đán 2014, xã Phương Tú cung cấp cho thị trường Thủ đô hơn 400 tấn cá thịt các loại. Tuy nhiên, do tâm lý tranh thủ được giá nên nhiều hộ có số lượng lớn cá thương phẩm đến ra Giêng mới thu hoạch. Thời điểm này, cá bán chạy lại được giá, do đó, nhiều hộ nuôi cá ở Phương Tú trực tiếp thuê xe chở hàng ra chợ đầu mối Pháp Vân để bán, thay vì đổ buôn cho thương lái như các đợt trong năm.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi trồng thủy sản, tháng 3 là thời điểm giao mùa nên các loại cá nuôi nước ngọt thường mắc một số bệnh thường gặp như: Bệnh tiêu chảy ở cá trắm, bệnh mỏ neo ở cá mè, bệnh thối vẩy ở cá chép... Tuy nhiên, do được tập huấn kỹ thuật thường xuyên nên bà con đã mua thuốc phòng bệnh cho cá trộn với thức ăn theo đúng liều lượng. Đều đặn đánh vôi cho các ao nuôi mỗi tháng một lần; không cho cá ăn quá no vì đây là thời kỳ cá có tỷ lệ tích mỡ cao.
Ông Nguyễn Văn Khiết -Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Mỹ Đức cho biết, cùng với những biến động thời tiết, ô nhiễm môi trường đã khiến thủy sản nuôi bị giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển thành dịch. Song được sự chỉ đạo kịp thời của Chi cục Thú y Hà Nội, ngay từ những tháng trong Tết Nguyên đán 2014, Trạm đã chỉ đạo các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện khẩn trương có kế hoạch phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh việc giám sát nuôi nên đã phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Cán bộ của Trạm thú y huyện, xã thường xuyên lấy mẫu thủy sản xét nghiệm định kỳ và kiểm tra chỉ tiêu môi trường; trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con ứng phó nhanh trước các dấu hiệu của các loại bệnh thường gặp của cá, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho bà con.
Related news
Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.
Khu vực các cửa sông thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là nơi sinh sản của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cua biển và cá kèo. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên, khiến nguồn lợi thủy sản tại đây đang có nguy cơ cạn kiệt.
Theo ngành Nông nghiệp, hiện nay, ngoài các đối tượng nuôi như tôm, cua, cá kèo… người dân cũng có thể nuôi Artermia trên đồng muối. Ở nhiều địa phương, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gần 1 năm sau khi thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP (NĐ 36) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, DN thủy sản đồng tình với quyết tâm của Chính phủ về việc tái cấu trúc ngành cá tra theo hướng phát triển bền vững, tăng giá trị.
Vài tháng trở lại đây ở các vùng quê Nghệ An rộ lên cơn sốt đi bắt cua đồng.