Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

Từ đầu năm 2015 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hạn hán, tổng lượng mưa bình quân toàn hệ thống từ tháng 1/2015 đến 31/10/2015 đạt 1.377,9 mm, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm 177,5 mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là 212,9 mm.
Hà Nội hiện có 95 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích thiết kế trên 200 triệu m3; trong đó 29 hồ chứa nước lớn do thành phố quản lý, còn lại thuộc các quận, huyện, thị xã.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Nội đến cuối tháng 10/2015, tổng lượng nước của các hồ thủy lợi chỉ đạt khoảng 60% dung tích thiết kế.
Để chủ động ứng phó hiện tượng hạn hán trong vụ Đông Xuân 2015-2016, Hà Nội đã tăng cường phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các công ty thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Mê Linh, Sông Tích và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai phòng, chống hạn.
Cùng với đó, các công ty thủy lợi đã xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 cho từng hệ thống công trình.
Cụ thể các công ty thủy lợi đã nạo vét các trục kênh dẫn từ đầu mối đến mặt ruộng, bể hút các trạm bơm tưới, với tổng khối lượng dự kiến 1,9 triệu m3; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, hư hỏng các công trình thủy công.
Bên cạnh đó, các công ty chuẩn bị sẵn các vật tư, thiết bị, lắp đặt sớm các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm trên sông Đáy, sông Tích; triển khai các biện pháp trữ nước tại các hệ thống sông, các trục kênh tiêu, ao hồ đầm, khu ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để lấy nước làm vụ Xuân năm 2016.
Related news

Cá nác hoa là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Cá nác hoa trước đây phân bố tự nhiên rất nhiều ở vùng bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch các tỉnh ven biển miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay, do việc quây đầm, nuôi ngao, sử dụng thuốc diệt tạp bừa bãi nên loài hải sản này phân bố tự nhiên không còn đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt.

Để kịp thời tái tạo và bổ sung nguồn lợi này, Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thuỷ sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau” đã được thực hiện gần 2 năm qua, nhưng để được kết quả như mục tiêu đề ra còn rất nhiều việc phải làm.

Trái với mong đợi của nhà nông, sau khi xịt thuốc dưỡng lúa hiệu “9 trong 1” do Công ty Hóa nông lúa vàng sản xuất, nhiều đồng lúa ở ấp Đòn Dong (xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nguy cơ thất thu nặng… Chuyện xảy ra khoảng hơn nửa tháng nay.

Sau 10 năm vất vả làm ăn, trồng đủ loại cây mà kinh tế gia đình vẫn khó khăn. Anh khăn gói vào Nam làm ăn và tìm hiểu những kinh nghiệm trồng cây TLRĐ ở tỉnh Tiền Giang. Năm 2009, anh trở về và đầu tư gần 150 triệu đồng làm đường, đưa các cột bê tông lên khu vườn, kéo điện, đường nước bắt đầu trồng thử nghiệm cây TLRĐ.

Có thể kể thêm câu chuyện tương tự với thịt gà nhập khẩu, cho dù sản phẩm gia cầm nhập khẩu ít được bàn tán hơn. Và vế còn lại là câu chuyện thịt heo, được dự báo sẽ diễn ra tương tự với thịt bò và thịt gà, khi mà châu Âu đang có những bước chuẩn bị tích cực để thâm nhập thị trường Việt Nam.