Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh

Hà Nội Chủ Động Các Biện Pháp Phòng Trừ Dịch Bệnh
Publish date: Friday. May 16th, 2014

Những tháng cuối năm 2013, đầu năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng cây trồng vụ xuân.

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông, các sở, ban ngành của TP đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, trong đó, vấn đề phòng trừ sâu bệnh, dịch hại được đặc biệt lưu tâm.

Gieo trồng chưa đạt kế hoạch

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, thời tiết vụ xuân 2014 có nhiều diễn biến khác thường. Trong tháng 2/2014, có hai đợt rét đậm rét hại, trùng với thời vụ gieo cấy lúa và trồng một số loại cây màu khiến một phần diện tích lúa phải tổ chức gieo, cấy lại; trong khi, cây màu thì chậm phát triển. Cũng theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, đã có khoảng 500ha lúa và hoa màu trên địa bàn TP chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai đợt rét này.

Từ đầu tháng 3/2014, thời tiết liên tục có nhiều ngày âm u, mưa phùn nhỏ, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh như đạo ôn, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn… phát triển cục bộ trên một số giống lúa. Bên cạnh yếu tố thời tiết, giá giống cây trồng, vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư sản xuất của người nông dân.

Dù điều kiện thời tiết không thực sự thuận lợi, tuy nhiên, tổng diện tích gieo trồng cây vụ xuân 2014 trên địa bàn toàn TP vẫn đạt 126.137ha. Trong đó, diện tích lúa: 101.715ha, đạt 99,7% kế hoạch, nhưng thấp hơn vụ xuân 2013 là 900ha; diện tích cây màu: 24.237ha, đạt 97,7% kế hoạch. Một số huyện do chưa hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa nên còn một số diện tích chưa gieo cấy.

Đặc biệt, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngày càng được các địa phương chú trọng. Tính riêng vụ xuân 2014, diện tích lúa cấy bằng máy ước đạt 1.165ha (tập trung chủ yếu ở huyện Phú Xuyên); diện tích lúa gieo sạ đạt 3.285ha (trong đó, huyện Ba Vì dẫn đầu với 2.380ha). Bên cạnh đó, diện tích thâm canh lúa cải tiến tiếp tục được mở rộng với tổng diện tích ứng dụng đạt khoảng 50.000ha.

Chủ động phòng trừ

Để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng vụ xuân, cũng như kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông 2014, đặc biệt là trong bối cảnh thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường về mức độ gây hại, các sở, ban, ngành của TP, trực tiếp là Sở NN&PTNT Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp, chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện tại các địa phương. Trong đó, công tác phòng trừ sâu bệnh được đặc biệt quan tâm.

Theo ông Nguyễn Duy Hồng - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT Hà Nội), nếu như những năm trước đây, một số bệnh như khô vằn, bạc lá… thường chỉ gây hại đến cây trồng vụ mùa thì nay vụ xuân và vụ đông cũng không nằm ngoại lệ. Cụ thể, trong vụ xuân 2014, đã có trên 400ha cây trồng các loại bị bệnh bạc lá, khoảng 1.200ha bị đốm sọc, gần 1.900ha lúa nếp mắc bệnh đạo ôn…

Theo đó, ông Nguyễn Duy Hồng khuyến nghị, các địa phương không nên kết thúc cấy lúa muộn trong vụ mùa vì sâu bệnh dễ phát sinh gây hại, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời, cần làm tốt công tác dự tính, dự báo; Phòng trừ sinh vật hại cây trồng khi đến ngưỡng và theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng lúc và đúng chỗ, đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ sử dụng, đúng cách), nhất là cần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh còn thấp,…

Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết thêm, từ nay đến cuối vụ xuân 2014, các địa phương cần tập trung chăm sóc lúa và hoa màu; Thường xuyên điều tra phát hiện sâu bệnh, phòng trừ kịp thời, hiệu quả, không để lây lan dịch ra diện rộng; Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến các đối tượng như sâu khoang, sâu xanh…, nhất là ở những địa phương các năm trước đã có dịch.

Bên cạnh công tác phòng trừ sâu bệnh, Sở NN&PTNT Hà Nội yêu cầu các địa phương cần đảm bảo đúng thời vụ gieo cấy; Tăng nhanh tỷ lệ giống lúa chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh; Chủ động tiêu, tưới nước, phòng chống ngập úng; Mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thâm canh…


Related news

Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Monday. November 11th, 2013
Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Monday. November 11th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà” Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà”

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

Monday. November 11th, 2013
Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

Monday. November 11th, 2013
Vui Buồn Cây Sắn Vui Buồn Cây Sắn

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

Monday. November 11th, 2013