Gò Công Đông (Tiền Giang) Trúng Đậm Mùa Cá Đối

Từ đầu năm đến nay, ngư dân của các ghe lưới ở các xã: Vàm Láng, Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) đã trúng đậm mùa cá đối. Tại ấp Rạch Bùn (Tân Thành, huyện Gò Công Đông), hầu như mỗi ghe đi thả lưới cũng bắt được ít nhất từ 1 tạ cá đối trở lên.
Cá đối sống ở nước lợ, rất dạn nên dễ đánh bắt. Chúng ăn nổi theo bầy từ vài chục đến hàng ngàn con, chủ yếu ăn rong và bọt nước nên nhiều bầy ăn sát vào bờ sông.
Ngư dân dùng lưới bao để bắt cá đối. Bạn ghe thả lưới trong lúc người điều khiển ghe kéo lưới theo một vòng tròn mà điểm cuối là đầu lưới có gắn phao lớn (can nhựa 20 lít rỗng nổi lên mặt nước) rồi tiếp tục chạy vào phía trong để lùa cá vào lưới.
Ở mũi ghe, các bạn ghe liên tục dùng cây gõ mạnh vào mạn ghe để làm cá sợ, chui vào lưới. Cá đối được thương lái mua tại các vựa ở rạch Bùn với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Related news

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.