Giống Lúa Siêu Năng Suất
Tại Nghệ An, bước vào vụ xuân 2011 này, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo gieo trồng 50 ha, trong đó điểm tập trung lớn nhất là tại xã Nghĩa Lộc thuộc huyện Nghĩa Đàn, đã gieo cấy đến 38ha.
Ngành nông nghiệp tỉnh vừa mới tổ chức hội thảo đầu bờ về giống lúa lai SL8H-GS9. Đây là giống lúa mới được đưa vào sản xuất thử, nhưng kết quả về năng suất đã được lãnh đạo và nông dân 3 huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và TX Thái Hoà đánh giá là cao nhất so với từ trước tới nay.
Theo báo cáo của ông Trương Minh Châu - Phó trưởng phòng trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nghệ An thì giống lúa SL8H-GS9 (gọi tắt là lúa lai GS9) đã được gieo trồng thử nghiệm ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Nghệ An.
Qua theo dõi, đến tháng 4/2010, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã có văn bản công nhận lúa GS9 là giống lúa tạm thời nên cho các địa phương tiến hành sản xuất thử.
Tại Nghệ An, bước vào vụ xuân 2011 này, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo gieo trồng 50 ha, trong đó điểm tập trung lớn nhất là tại xã Nghĩa Lộc thuộc huyện Nghĩa Đàn, đã gieo cấy đến 38ha.
Và để có được một kết quả khách quan về năng suất cũng như chất lượng đối với giống lúa này, hội thảo đã mời lãnh đạo, phòng nông nghiệp, trạm bảo vệ thực vật, ban quản lý HTXNN cùng bà con nông dân các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và TX Thái Hoà đến đây để cùng nhau đánh giá mô hình.Đánh giá về năng suất, trên cánh đồng Hải Lộc, hội thảo đã phân chia thành nhiều nhóm nông dân trực tiếp thu hái 10m2 bất kỳ.
Kết quả tổng hợp từ các nhóm thuộc huyện Tân Kỳ thu được 13,1 kg/10m2, nhóm của huyện Nghĩa Đàn thu được 13,5 kg/10m2 và nhóm của TX Thái Hoà thu được 13,2 kg/10m2.
Như vậy năng suất bình quân được tính là 13,2 kg/10m2, và sau khi trừ 20% thuỷ phần thì năng suất lúa khô của mô hình đã đạt tới 528 kg/sào, tức là 10,56 tấn/ha.
Ông Nguyễn Xuân Đồng, xóm trưởng Hải Lộc cho biết: Trên cánh đồng của xóm tôi trước đây và hiện nay vẫn gieo trồng nhiều giống lúa lai khác như Khải Phong, Syn6, Nhị ưu 838, nhưng năng suất cao nhất cũng chỉ xấp xỉ 7 tấn/ha. Bởi vậy khi thu hoạch giống lúa GS9 được trên 10 tấn/ha thì nông dân vô cùng phấn khởi.
Ông Lại Văn Vinh, xóm trưởng Khe Sài 1 báo cáo tại hội thảo: Xóm tôi có tất cả 11 ha ruộng lúa nước, nhưng đây là vụ đầu tiên chúng tôi cơ cấu hết bằng giống lúa GS9, kết quả qua thu hoạch toàn vùng đã đạt được năng suất trên dưới 10 tấn/ha, trong lúc đó các vụ trước các giống lúa lai khác năng suất chỉ đạt được từ 6 - 7 tấn/ha. Về chất lượng hạt gạo khi xay xát không bị vỡ mà trắng trong và thon dài, hạt cơm khi nấu lên rất dẻo, vị ngọt đậm đà.
Kết thúc cuộc hội thảo, bà con nông dân ở 3 đơn vị nói trên đều có chung đề nghị lãnh đạo các huyện và Sở NN-PTNT Nghệ An nên mở rộng mô hình giống lúa lai GS9, vì đây là giống lúa có chất lượng không hề thua kém các giống lúa lai khác, mặt khác đây là giống lúa được coi là siêu năng suất.
Ông Trương Công Đức đại diện Công ty CP Đại Thành nhấn mạnh: Đây là giống lúa được coi là siêu năng suất, bởi ở nhiều địa phương khi xây dựng mô hình trong điều kiện thuận lợi về thời tiết, và thực hiện đúng kỹ thuật canh tác của nhà phân phối giống thì năng suất đã đạt được 14 tấn/ha
Related news
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.
Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.
Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.
Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...