Tín hiệu mừng từ mô hình thí điểm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại Thành phố Hà Tĩnh
Trai sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và tốc độ phủ ngọc nhanh là những tín hiệu mừng từ mô hình thí điểm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tạiThành phố Hà Tĩnh.
Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người nuôi thủy sản.Nuôi trai chủ yếu là nuôi phần đáy ao nên có thể kế hợp với nuôi các loại thủy sản khác để tận dụng tối đa các tầng nước trong thủy vực.Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, tạo ra một nghề mới giúp tăng thu nhập cho người dân tại thành phố Hà Tĩnh.
Năm 2020, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Thành phố Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi trai lấy ngọc trên diện tích 1 ha ao nước ngọt của gia đình ông Trần Nhật Duật, thôn Liên Công, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh). Đây là địa điểm phù hợp được lựa chọn sau khi Trung tâm Ứng dụng Thành phố phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, đánh giá.
Từ tháng 8 đến tháng 10/2020 các công tác chuẩn bị ao nuôi, cọc, dây neo, dây phao, phao, lồng nuôi, giống, vật tư... đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Giống được thả 2 đợt (đợt 1 vào tháng 9/2020, đợt 2 vào tháng 10/2020), với tổng số 20.000 con giống. Giống trai nước ngọt thả nuôi có tên khoa học là Pieria Martensi Dunker, đã được cấy nhân tế bào trên 4 tháng đảm bảo chất lượng, mỗi con cấy 3-4 nhân ngọc trai. Theo đúng quy trình thì sau 24 tháng nuôi sẽ cho ra sản phẩm ngọc đạt tiêu chuẩn.
Mô hình được liên kết với công ty CP Công nghệ và Dịch vụ nông lâm thủy sản Tuấn Linh. Công ty có trách nhiệm cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm thô, đồng thời hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật. Theo dự kiến, sản phẩm đã gia công sẽ được trưng bày và bán tại nông trại.
Đây là điểm trải nghiệm du lịch mới, nằm trên đường vành đai thành phố, nối giữa thành phố Hà Tĩnh và khu du lịch biển Thạch Hải, trong vùng quy hoạch phát triển du lịch, kết hợp với phát triển nông nghiệp giá trị cao. Mô hình thành công sẽ tạo thành điểm nhấn, một nghề mới cho mô hình liên kết chuỗi giữa du lịch và nông nghiệp hiệu quả cao của thành phố và tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Trần Nhật Duật, chủ mô hình chia sẽ: “Tham gia thực hiện mô hình ông được Trung tâm Thành phố cho đi tham quan học tập các mô hình nuôi trai lấy ngọc tiêu biểu ở các tỉnh và được chuyển giao kỹ thuật nuôi vỗ trai cấy; công nghệ nuôi tạo màu sắc, công nghệ thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và công nghệ chế tác ngọc trai (công nghệ xử lý làm sạch, công nghệ thiết kế tạo hình, công nghệ đánh bóng tạo màu).
Trong thời gian thực hiện mô hình được cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo nên việc thực hiện mô hình có nhiều thuận lợi. Lồng nuôi được vệ sinh định kỳ, không để rêu và các sinh vật bám vào; môi trường ao nuôi đảm bảo thuận lợi cho sự phát triển của trai và ngọc. Hiện, trai sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 70%, tốc độ phủ ngọc nhanh và màu sắc, hình dạng đều, đẹp”.
Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Thành phố Hà Tĩnh - Trần Viết Phương cho biết: “Những kết quả bước đầu của mô hình như trai sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao, tốc độ phủ ngọc nhanh khẳng định khả năng thành công và nhân rộng của mô hình trong thời gian tới, mở ra hướng sản xuất mới cho người dân địa phương. Hiện nay, Thành phố có trên 350 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có hơn 120 ha nuôi cá nước ngọt. Bên cạnh đó, còn có khá nhiều diện tích đầm lầy, vùng bán ngập, đất canh tác nông nghiệp hiệu quả thấp có khả thể chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có nhiềudiện tích ao hồ, ven sông phù hợp với việc nuôi trai lấy ngọc./.
Related news
Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.
Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).