Giống Lúa Nếp ĐT52
Do Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh chọn tạo từ vụ xuân 2003. Kể từ vụ mùa 2008 đến hết vụ xuân 2011 (6 vụ) giống nếp ĐT 52 được khảo nghiệm sản xuất tại 10 tỉnh, tổng diện tích khảo nghiệm là 820,4 ha. Tháng 7/2010 giống đã được Bộ NN-PTNT cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho công ty.
Giống lúa nếp ĐT52 có thời gian sinh trưởng ngắn. Tại miền Bắc vụ xuân 130 -135 ngày, vụ mùa 100 - 110 ngày. Miền Trung vụ ĐX 120 - 125 ngày, vụ HT 100 - 102 ngày. Cây cao 98 - 110 cm, cứng cây chống đổ tốt. Năng suất trung bình 60 - 65 tạ/ha, cao đạt 70 - 75 tạ/ha, tăng hơn giống đối chứng TK 90 từ 15 - 20%. Chất lượng gạo hạt dài trắng đục, cơm mềm dẻo và rất bóng cơm, có mùi thơm nhẹ, ăn không ngán, ngon hơn nếp TK 90, tương đương nếp Thái và nếp hạt dài Điện Biên. Tính thích ứng rộng, chống chịu với sâu bệnh tốt.
Nếp ĐT52 là giống lúa có năng suất cao nhất trong các giống nếp đang được gieo cấy hiện nay, chất lượng chỉ thua nếp cái hoa vàng. Giá thóc nếp ĐT52 tại nhiều nơi hiện cao gấp 1,5 lần thóc Khang dân 18. Với những ưu điểm vượt trội trên, giống lúa nếp ĐT52 đã được Bộ NN-PTNT công nhận đặc cách không phải qua sản xuất thử, và đây cũng là giống thứ hai của cả nước được công nhận đặc cách.
Hiện giống lúa nếp ĐT52 được một công ty giống cây trồng ở miền Bắc trả giá 1 tỷ đồng để mua bản quyền độc quyền kinh doanh, song Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh quyết định không bán để công ty tự kinh doanh. Được biết đây cũng là giống lúa đầu tiên của Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh được Bộ NN-PTNT cấp bằng Bảo hộ giống cây trồng
Related news
Giống dâu F1- VH15 có nhiều đặc điểm vượt trội. Lá dâu F1- VH15 có chiều dài trung bình từ 25 – 35cm. Đây là kích thước lớn gấp đôi so với lá của giống dâu thông thường ở địa phương. Bên cạnh đó, dâu lai F1 VH15 trồng bằng hạt, có bộ rễ cắm sâu vào mặt đất từ 4-5 m.
Vừa qua, tại xã Kim Đính, huyện Kim Thành, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã tổ chức hội thảo tham quan, đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây hoa loa kèn chịu nhiệt”.
Sau khi “thu phục” nông dân ĐBSH với năng suất không thua kém lúa tẻ và chất lượng sánh ngang nếp cái hoa vàng, DT22 tiếp tục làm cuộc di cư ngoạn mục lên “thánh địa” lúa nếp của miền núi phía Bắc là các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang…
Viện lúa ĐBSCL vừa tổ chức hội thảo đánh giá mô hình các giống đậu nành, đậu phộng thích ứng biến đổi khí hậu. Gần 80 đại biểu của Sở NN- PTNT, Trung tâm giống, Trung tâm Khuyến nông... các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai tham dự.
Cỏ sả có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau ở An Giang, chịu được khí hậu hạn hán và khô, nhờ hệ thống rể mọc sâu và rộng. Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước