Giống Lúa OM8017 Trên Vùng Đất Củ Chi

Sản xuất lúa là nghề lâu đời của bà con nông dân các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Thái Mỹ và Phước Thạnh của huyện Củ Chi, vì vậy bà con cần có giống lúa chất lượng và năng suất cao cho sản xuất, nắm bắt nhu cầu đó Trạm Khuyến nông Củ Chi đã đưa giống lúa OM8017 vào nhân giống phục vụ cho việc luân canh với cây trồng cạn.
OM8017 là giống lúa có đặc tính năng suất cao, kháng sâu bệnh và OM 8017 là giống lúa đang được các nhà khoa học và bà con nông dân ưa chuộng nhất, vì có ưu điểm: thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, cao cây 100 - 110 cm, gạo trong, dài 7 mm, mềm cơm, trọng lượng ngàn hạt 26 - 27 gr, hàm lượng amylose 24.6%. , chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn khá, kháng bệnh đạo ôn và thối cổ bông trung bình., đẻ nhánh khỏe, chịu phèn, bông chùm dài 25 - 26 cm, cần bón rước hạt, được tuyển chọn từ tổ hợp lai OM 5472/Jasmine 85.
Mô hình thực hiện trên diện tích 20 ha (40 hộ - Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ); 20 ha ( 41 hộ - Thái Mỹ, Phước Thạnh).Theo đánh giá của nhiều nông dân đến tham quan mô hình, thì năng suất của giống lúa OM8017 khá cao; giống lúa này có khả năng kháng được một số loại sâu bệnh, cứng cây và phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương nên có thể nhân rộng ở những vụ sau, nhất là đối vụ hè thu và thu đông.
Sau 05 tháng theo dõi, hộ ông Huỳnh Xuân Hồng đạt kết quả cao nhất: 5,22 tấn/ha, lúa sinh trưởng phát triển tốt do áp dụng đúng qui trình kỹ thuật, thời vụ gieo đúng thời điểm né được rầy, vệ sinh đồng ruộng tốt, mật độ sạ hợp lý, bón phân cân đối…, vì thế năng suất cao hơn hẳn 1,38 tấn/ha so với năng suất bình quân của nông dân sản xuất lân cận. Hộ đạt kết quả thấp nhất đạt 4,52 tấn/ha, do sạ gặp mưa, phòng trừ sâu bệnh chưa hợp lý, tuy nhiên năng suất vẫn cao hơn của nông dân sản suất đại trà 0,68 tấn/ha.
Từ kết quả của mô hình, một lần nữa cho thấy, để việc canh tác lúa có năng suất và mang lại lợi nhuận cao thì vấn đề lựa chọn giống tốt để sản xuất là rất quan trọng, do vậy cần khuyến khích bà con nông dân tham gia vào các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn để nâng cao thu nhập phát triển nông nghiệp ổn định.
Related news

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc. Thời gian qua, công ty đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ TL14, bước đầu mang lại thành công và mở ra hướng đi mới trong việc trồng cây đặc sản trên vùng đất này.

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.

BG1 và BG6 là 2 bộ giống lúa thuần mới do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang chọn tạo, đã được áp dụng thí điểm từ 2 năm nay tại một số địa phương tỉnh ta. Qua mô hình sản xuất tại xã Minh Thanh (Sơn Dương) cho thấy, các loại giống này có đặc tính cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, khả năng chịu bệnh tốt, đặc biệt là năng suất cao hơn so với các giống cũ..

Sáng 25/7, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để cải tạo vùng trồng cam ở huyện Nam Đông bằng giống cam Valencia2 (V2)” - loài cam năng suất cao, ít hạt, chín muộn và khi chín có thể lưu lại trên cây vài tháng.

Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).