Giống Khoai Sáp MDH.01
Nguồn gốc:
Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ.
Giống khoai sáp MDH.01 là dòng vô tính được chọn lọc từ quần thể mẫu giống địa phương Phước Sọ - Nghệ An (dòng 95-03) trong tập đoàn 80 giống khoai sáp (khoai mùng) thu thập từ năm 1993-1995 của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB khảo nghiệm, sản xuất thử tại Phú Yên và Gia Lai. Giống khoai sáp MDH.1 đã được Bộ NN-PTNT công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 608/QĐ-TT-CLT ngày 14/12/2010.
Đặc điểm chính:
Thời gian sinh trưởng 9-9,5 tháng. Chiều cao cây 80-85 cm. Dạng củ con hình trứng dài, củ cái hình trứng, kích thước củ cái nhỏ. Số củ con/khóm là 8,6; tỷ lệ củ thương phẩm cao (71-80%). Năng suất 24,03 tấn/ha tại Phú Yên và 27,88 tấn/ha tại Gia Lai, cao hơn giống đối chứng từ 37,7 - 42,9%.
Tỷ lệ chất khô 33,32%; màu thịt trắng, chất lượng ăn luộc bở, thơm, ngon và không ngứa. Khá sạch bệnh, chịu được bệnh mốc sương, không bị bệnh thối củ, thối rễ.
Related news
Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.
Hiện nay, bên cạnh các giống bí đỏ F1-125, F1-979, giống bí F1-868 đang được người dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất đại trà. Với đặc trưng dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế cao, giống bí F1-868 đang từng bước giúp người dân địa phương nâng cao đời sống.
Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu, chọn tạo trong chương trình "Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005" do Bộ NN-PTNT điều hành
Trên cơ sở đạt được từ việc lai tạo thành công giống lợn rừng 1/2 máu lai giữa đực rừng thuần Thái Lan và nái Móng Cái, Cty CP Giống chăn nuôi Thái Bình tiếp tục lai tạo thành công giống lợn lai F2 mang 3/4 máu lợn rừng.
Giống lúa OM 6976 đưa vào SX tại xã Đại Quang tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển khá tốt.