Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trá
Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Mỗi năm, khi mùa mưa đến là lúc cây trồng đâm chồi, nẩy lộc. Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng là thời điểm thuận lợi dịch hại phát triển mạnh trên cây ăn trái, trong đó, bệnh vàng lá thối rễ rất phổ biến trên các vườn bưởi da xanh. Đây là mối quan tâm không nhỏ của nhà vườn.
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 4.000 ha trồng bưởi tập trung ở các xã có địa hình trung bình và trũng như Kế Thành, Kế An, Ba Trinh, Xuân Hòa. Mùa mưa năm nay, một số diện tích vườn trong huyện đã nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, gây hại khá nghiêm trọng trên bưởi da xanh, nhất là các vườn bưởi đang cho trái, khiến nhà vườn mất trắng sau gần ba năm đầu tư.
Ngoài sự trợ giúp của các nhà khoa học và sử dụng các biện pháp hóa học, các nhà vườn đã dựa vào kinh nghiệm canh tác lâu năm, kết hợp với kỹ thuật chăm sóc để tìm ra các biện pháp hạn chế bệnh vàng lá thối rễ. Do đó hiện nay nhiều nhà vườn đã kỳ công sử dụng biện pháp ghép gốc bưởi da xanh với các giống bưởi địa phương hợp thổ nhưỡng để tăng sức đề kháng cho bộ rễ cây, giúp hạn chế được bệnh này. Tuy nhiên, mặt trái của việc lạm dụng mắt ghép, tháp bừa bãi trên nhiều gốc ghép đã làm biến đổi nguồn gen, chất lượng bưởi da xanh không đảm bảo.
Riêng ở hợp tác xã bưởi xã Kế Thành, bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Ông Đặng Văn Khui – thành viên HTX cho biết “Bộ rễ bưởi da xanh rất mềm yếu, nên mình phải biết mượn bộ rễ của bưởi tám quy để có bộ rễ mạnh hơn, ít bệnh nữa, năng suất cũng y như cũ, ghép bưởi da xanh với gốc tám quy thì cây bưởi lớn tàng hơn, cho trái mạnh hơn”.
Hợp tác xã bưởi Kế Thành có gần 30 ha, trong đó hơn 15 ha trồng bưởi da xanh đều đã được ghép với gốc bưởi “Tám quy”. Trong những năm qua, trong khi các vườn khác lao đao vì bệnh vàng lá thối rễ thì các vườn bưởi da xanh trong HTX vẫn phát triền rất xanh tốt.
Theo bà con ước lượng, 1 ha trồng bưởi da xanh có thể thu về hơn 6 tấn trái, do chất lượng đảm bảo, nên được thương lái thu mua toàn bộ, giá hiện tại khoảng 28.000 đồng/kg, thời gian cận và sau tết có khi lên đến 50.000 đ/kg. Tính ra với 1 ha bưởi da xanh, bà con thu về ít nhất cũng trên 160 triệu đồng. Việc ghép với gốc bưởi Tám quy giúp bà con hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng lợi nhuận.
Ông Huỳnh An Khương – PCT Hội nông dân xã Kế Thành cho biết “Cây bưởi tám quy có khả năng chống chịu thời tiết rất tốt, ít bị thối rễ hơn các giống bưởi khác, do vậy bà con rút kinh nghiệm ghép gốc tám quy vô cây bưởi da xanh, cách ghép này cũng rất công phu, trước tiên phải tạo gốc tám quy trên cây trước, gốc ra rễ rồi thì cắt đem xuống ươm vào chậu, chờ gốc sống tốt rồi thì tháp bưởi da xanh vô, đợi hai cây hòa hợp rồi mới đem xuống dất trồng. Cái này HTX cũng rất sáng kiến, bên ngoài cũng chưa có nhiều đâu”.
Thực tế sản xuất đã chứng minh đây là mô hình hiệu quả trong việc hạn chế bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Huyện Kế Sách có hơn 6.500 ha trồng cây có múi nên cách làm hiệu quả này rất cần được nhân rộng.
Nhưng do kỹ thuật ghép gốc rất công phu, đòi các nhà vườn đầu tư công sức và thời gian rất nhiều, nên hiện đa số bà con chỉ sử dụng kỹ thuật này trên bưởi da xanh. Hơn nữa, khi ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi địa phương, bà con cũng cần kết hợp với các kỹ thuật canh tác như lên liếp cao, quản lý nước tốt và bón phân hợp lý, thì mới có thể đạt hiệu quả phòng bệnh vàng lá thối rễ một cách tốt nhất.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2724&keycon=27&lsk=&keyntc=6
Related news
Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.
Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Để cây trồng vụ mùa năm 2014 cho năng suất, sản lượng cao, hiện nay nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã và đang tích cực ra đồng làm cỏ, bón thúc và thực hiện các biện pháp chăm sóc khác với quyết tâm giành một vụ mùa mới đầy thắng lợi.
Dự kiến, cùng với việc tiếp tục triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ xây dựng thêm nhiều mô hình trong thời gian tới.