Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Xã Lâm Sơn có diện tích đất nông nghiệp hơn 1.000 ha, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng cùng với hệ thống nước tưới luôn được đảm bảo, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt là loại cây ăn trái. Phát huy lợi thế đó, hằng năm, người dân tích cực mở rộng diện tích cây ăn trái với nhiều chủng loại, chất lượng thơm ngon.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, mỗi năm gia đình ông Phan Đình thu nhập trên 100 triệu đồng từ vườn cây ăn trái.
Nếu như năm 2005, toàn xã có 149 ha vườn cây ăn trái, đến nay đã tăng lên trên 780, ha tập trung chủ yếu ở ba thôn: Lâm Hòa, Lâm Phú và thôn Gòn 2. Đặc biệt, từ khi có Đề án Xây dựng 200 ha vườn cây ăn quả đặc sản xã Lâm Sơn theo hướng chuyên canh năm 2011-2015, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nông dân đầu tư mở rộng các vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, hạn chế phát triển manh mún, nhỏ lẻ như trước.
Theo đó, nhiều chủ vườn đã quy hoạch đất đai, mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, trồng chuyên canh, phát triển một số loại cây thế mạnh như: sầu riêng hạt lép, măng cụt, chôm chôm, mít…Đến nay, toàn xã trồng theo hướng chuyên canh 300 ha cây mít và thí điểm 50 ha vườn cây sầu riêng, măng cụt và chôm chôm.
Để trang bị kiến thức cho người dân, từ đầu năm đến nay, chính quyền xã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc các loại cây chủ lực của địa phương thu hút trên 200 người tham gia. Bên cạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân Lâm Sơn dần dần thay thế những giống cây địa phương, hiệu quả kinh tế thấp bằng những giống cao sản năng suất cao, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt.
Dẫn chúng tôi tham quan 11.000 m2 vườn cây ăn trái, ông Phan Đình, thôn Lâm Bình chia sẻ: Nhận thấy giống cây địa phương năng suất thấp, dễ sâu bệnh nên tôi phá bỏ, thay thế bằng những giống cây cao sản, năng suất cao.
Nhờ chăm sóc kỹ, áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, như: dọn sạch cỏ, giữ khoảng cách giữa cây trồng hợp lý, bảo đảm đủ nguồn nước tưới nên vườn cây ăn trái của gia đình tôi phát triển tốt, bình quân mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng từ vườn cây ăn trái.
Ngoài thế mạnh về cây ăn trái, Lâm Sơn còn có gần 400 ha mía, mì tập trung chủ yếu thôn Lập Lá. Trong quá trình sản xuất, người dân biết chọn lọc, thay thế các loại giống ở địa phương bằng các loại giống mới cho năng suất cao. Nhờ vậy, những năm gần đây, không ít nông hộ thoát nghèo nhờ trồng mía, mì.
Với giống mía KM 88-92, nông dân Lâm Sơn đã thu hoạch đạt năng suất bình quân 136 tấn/ha. Để giúp nông dân nâng cao năng suất cây mía, thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục hỗ trợ giống mía DLM 24 thuộc dòng lai Mỹ, có sức chịu hạn tốt, chữ đường cao hơn giống cũ. Riêng cây mì, nông dân trồng giống KM 94, KM 228, năng suất bình quân đạt 28 tấn/ha.
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầu năm nay Tập đoàn Cheiljedang Corporation Hàn Quốc tại Việt Nam hợp tác với địa phương phát triển 50 ha vùng nguyên liệu ớt trên địa bàn. Hiện nay, xã đang trồng thí điểm trên 1 ha ớt ở thôn Tầm Ngân, đang phát triển khá tốt. Đây là hướng đi mới, giúp nông dân Lâm Sơn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Related news

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin Bộ đã chỉ đạo các Sở NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh xem xét công nhận các cơ sở đủ điều kiện đóng tàu báo cáo Bộ. Sau đó, Bộ sẽ tập hợp thành một danh mục các cơ sở đủ điều kiện đóng, duy tu tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn, không ấn định đóng ở cơ sở nào.

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.