Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Giải Pháp Nào Cho Bệnh Chết Sớm Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Ở Tôm

Giải Pháp Nào Cho Bệnh Chết Sớm Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính Ở Tôm
Publish date: Saturday. July 13th, 2013

Hội thảo của GS. Lightner, GS. Kevin và NCS. Trần Hữu Lộc ở đại học Nông lâm ngày 28/06/2013 đã công bố chính thức các nghiên cứu và tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy. Tại hội thảo cũng như qua các tin tức báo chí cho thấy giải pháp nuôi ghép với cá rô phí đang được kỳ vọng. Tôi xin có một vài ý kiến như sau:

Sự phức tạp và tính chất nghiêm trọng của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm hiện nay ai cũng đã biết rõ....Tôi rất đồng tình với ý kiến của Tiến sỹ Dan Fegan trong bài viết tôi đã dịch trên webiste này của tôi là chúng ta phải có 2 tiếp cận không chỉ bệnh học mà cả dịch tễ học để có hiểu biết tốt hơn về bệnh hoại tử gan tụy hiện nay và cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa hội chứng chết sớm và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Nói như Tiến sỹ Dan Fegan là quan trọng hơn nữa chúng ta phải hiểu rõ được căn nguyên hoặc "đường tuyền khả thi" (possible vectors) của mầm bệnh này thì chúng ta mới có giải pháp tốt nhất cho việc kiểm soát bệnh. Vì vậy, nuôi ghép rô phi chỉ là một giải pháp - cần phải có giải pháp tổng thể và có tính chọn lọc mới có thể giải quyết vấn đề bệnh hoại tử gan tụy hiện nay.

Chúng ta cần phải làm tốt tất cả các yếu tố đầu vào của trại nuôi cùng với thực hiện và kiểm soát vệ sinh an toàn trại nuôi mới giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh này. Một số ý kiến cho rằng đã có quy trình nuôi đối phó được dịch bệnh gan tụy cũng không đúng vì quy trình nuôi cũng chỉ là giải pháp kỹ thuật mà thôi - vấn đề là phải thực hiện ĐỒNG BỘ tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi tôm một cách tốt nhất - thực hiện được càng nhiều càng giảm thiểu rủi ro dịch bệnh gan tụy chứ 1 giải pháp đơn lẽ (ví dụ nuôi ghép rô phi hoặc chỉ quy trình nuôi) cũng sẽ không thể giải quyết căn cơ bệnh hoại tử gan tụy mà cần thực hiện ĐỒNG BỘ các vấn đề sau:

1) Quy hoạch thiết kế trại nuôi phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn tốt nhất và phải có đầy đủ ao lắng và lắng lọc nước đủ thời gian, thả rô phi vào ao lắng.

2) Phải chọn được tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh

3) Phải chọn được thức ăn tốt, đạt chất lượng và quản lý tốt thức ăn trong khi nuôi.

4) Các sản phẩm trộn vào thức ăn và đánh trong nước phải đạt chất lượng và phải biết cách dùng các sản phẩm này tốt nhất.

5) Quy trình nuôi phải bao gồm các giải pháp kỹ thuật tổng thể (kể cả giải pháp nuôi ghép rô phi):

- Chọn lựa độ mặn nào và mật độ nên vừa phải (nuôi tôm thẻ ao đất mật độ nên 50 đến 80 con/m2, ao lót bạt nên dưới 150 con/m2).

- Thả ghép cá rô phi nếu nuôi mật độ vừa phải trong ao đất.

- Kiểm soát tảo độc và tảo tàn.

- Kiểm soát Vibrio

- Kiểm soát chất hữu cơ

- Kiểm soát khí độc (NH3, NO2, H2S, CH4)

- Kiểm soát tốt chất lượng nước (phải chú ý các yếu tố oxi hòa tan, pH, Kiềm, mật độ tảo,...)

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm (chú ý khoáng tạt và khoáng trộn, chất tăng cường miễn dịch cho tôm).

Cuối cùng quan trọng nhất vẫn là người chủ quản lý trại nuôi phải có kinh nghiệm và hiểu biết tốt để quản lý cán bộ, công nhân triển khai tốt và đồng bộ các vấn đề và giải pháp nêu trên mới giảm thiểu tối đa rủi ro của bệnh gan tụy.

Những giải pháp nêu trên là định hướng tổng thể cho người nuôi - cụ thể các biện pháp kỹ thuật để thực hiện từng giải pháp trên đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của từng chủ trại và quản lý kỹ thuật của trại:

Ví dụ: Dùng những biện pháp kỹ thuật nào để thực hiện Giải pháp Kiểm soát tảo độc hoặc không để tảo chết, dùng những biện pháp kỹ thuật nào để thực hiện Giải pháp kiểm soát khí độc, dùng những biện pháp kỹ thuật nào để thực hiện Giải pháp kiểm soát chất hữu cơ, dùng những biện pháp kỹ thuật nào để thực hiện Giải pháp kiểm soát Vibrio,....(bà con có thể liên hệ trực tiếp trao đổi thêm với tôi).

Chúc người nuôi tôm có thêm nhiều hiểu biết cho sự thành công của ao nuôi.


Related news

Bổ sung tannin thủy phân trong nuôi tôm thẻ Bổ sung tannin thủy phân trong nuôi tôm thẻ

Một số đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra trong các trang trại nuôi tôm, bao gồm các bệnh do virus,vi khuẩn… dẫn đến tử vong cao và thiệt hại kinh tế

Saturday. November 13th, 2021
Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng Lợi ích Succinic acid với tôm thẻ chân trắng

Một báo cáo mới đây cho thấy lợi ích và tiềm năng của succinic acid trên tôm thẻ chân trắng.

Monday. November 15th, 2021
Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng Giải pháp giúp nâng tỉ lệ sống trên tôm nhiễm đốm trắng

Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi, chúng có mặt ở hầu hết các vùng nuôi

Wednesday. November 24th, 2021
Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày ăn phù hợp Cách cho tôm thẻ chân trắng 25 ngày ăn phù hợp

Tôm thẻ chân trắng được khoảng 25 ngày tuổi thì nên cho ăn như thế nào là thích hợp và cách theo dõi?

Friday. November 26th, 2021
Phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm Phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Đối với tôm thẻ chân trắng, các chỉ tiêu chất lượng nước đều rất quan trọng, trong đó đáng chú ý là sự thay đổi của nhiệt độ và độ mặn của nước ao

Thursday. January 13th, 2022