Giải Pháp Hạn Chế Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Trong cơ cấu diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Bến Tre, nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 73%.
Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.
Theo điều tra mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ngoài vùng qui hoạch ngày càng tăng, chiếm trên 1.260ha. Trong đó, Ba Tri 129ha, Giồng Trôm 61ha, Thạnh Phú 359ha, Bình Đại 709ha. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thủy lợi chưa được thi công hoàn chỉnh, đặc biệt là các công trình thủy lợi ngọt hóa chưa được khép kín để trữ ngọt, ngăn mặn.
Công tác qui hoạch thiếu chặt chẽ. Một số xã đã được qui hoạch nhưng hệ thống đập ngăn mặn để ngọt hóa cục bộ trên địa bàn 3 huyện biển chưa được thi công theo kế hoạch. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao và xâm nhập sâu vào nội địa tới 50km, độ mặn trên 10%o đã xâm nhập vào địa bàn của một số xã như Long Định, Phú Thuận (Bình Đại), Thạnh Phú Đông, Hưng Lễ (Giồng Trôm), Quới Điền, Mỹ Hưng (Thạnh Phú). Tôm thẻ chân trắng phát triển tốt ở vùng nước lợ có độ mặn thấp, đặc biệt là đối với đất mới đào ao tôm phát triển nhanh, thời gian nuôi chỉ từ 2-2,5 tháng là thu hoạch, năng suất khá cao từ 10-15 tấn/ha. Năm 2013 giá tôm dao động từ 135.000-140.000 đ/kg với cỡ tôm 100con/kg.
Mặt khác, giá bán một số hàng nông sản không ổn định, làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của một bộ phận người dân tại các vùng ngọt hóa. Lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng cao gấp nhiều lần so với canh tác nông nghiệp khác nên người dân chuyển sang nuôi tôm.
Tuy chưa có căn cứ pháp lý để xử phạt hành chính người nuôi tôm biển ngoài vùng qui hoạch nhưng địa phương chưa vận dụng tốt các qui định khác của pháp luật như chuyển mục đích sử dụng trái phép; xử lý việc khoan giếng nước mặn trái phép và các biện pháp tổng hợp khác nên xử lý chưa nhiều. Công tác phối hợp giữa ngành chức năng và địa phương chưa đồng bộ, còn đùn đẩy trách nhiệm, chưa có hướng xử lý cụ thể, còn trông chờ cấp trên.
Để phát triển nghề nuôi bền vững, toàn tỉnh sẽ ổn định diện tích nuôi thủy sản khoảng 47.000ha. Trong đó, nuôi tôm thâm canh 8.000ha - 10.000ha; sản lượng đạt khoảng 300.000 tấn, tập trung vào các đối tượng nuôi như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, nghêu, cá tra, tôm càng xanh.
Các vùng sản xuất lúa, dừa, mía kém hiệu quả sẽ chuyển sang nuôi chuyên tôm thẻ chân trắng hoặc nuôi kết hợp. Vùng sản xuất lúa 2 vụ hiệu quả cao thì giữ nguyên không được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; vùng ngoài đê ngăn mặn cho phép chuyển sang nuôi tôm nước lợ.
Tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng nuôi và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; xây dựng và nhân rộng mô hình nông ngư kết hợp trên đất lúa kém hiệu quả. Khuyến khích mở rộng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh, áp dụng công nghệ cao và qui trình thực hành tốt phù hợp qui chuẩn quốc tế.
Xây dựng vùng nuôi thủy sản an toàn theo hướng liên kết, thí điểm và nhân rộng mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các dự án về giống, các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghề nuôi.
Trong đó, tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như giải pháp về qui hoạch, khoa học công nghệ, về giống, về quản lý và tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ, về vốn và cơ chế chính sách, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về nuôi thủy sản.
Related news

Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.

Trong những ngày gần đây, không khí lạnh trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ gây rét đậm, rét hại. Vùng núi có nơi nhiệt độ xuống dưới 1 độ C, xuất hiện mưa tuyết. Các tỉnh miền núi phía Bắc đang tập trung hướng dẫn người chăn nuôi giữ ấm, dự trữ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế thiệt hại do thời tiết bất lợi gây ra.

Một số xã vùng đất bãi thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, người dân đang tận dụng đất bỏ hoang và chuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò sữa. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu.

750 con vịt mái M14 sau 24 tuần tuổi đạt khối lượng bình quân 3,1 kg/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 99%, khả năng sinh sản khá tốt (tuổi đẻ là 182 ngày, tỷ lệ đẻ đạt 79,4% đàn), tiêu tốn thức ăn đạt 3,93 kg/10 quả trứng, là loại vịt có sức sống cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương.

Nuôi bò bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration - TMR) sẽ giúp lựa chọn được những loại thức ăn mà bò thích. Điều này, giúp người chăn nuôi sử dụng được nhiều loại thức ăn hơn cho bò, kể cả tận dụng các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, cây họ đậu, các loại cỏ trồng...