Giải Pháp Để Con Nghêu Mau Lớn

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.
Giá nghêu thương phẩm năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Điều đặc biệt quan trọng là đến thời điểm này, tại nhiều bãi nghêu giống ở Thừa Đức, Thới Thuận (Bình Đại), Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri), tỷ lệ nghêu con tự nhiên sinh sản thấp, có nơi không thấy nghêu con xuất hiện. Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm HTX thủy sản Rạng Đông cho biết, thông thường, từ tháng 4 đến tháng 8 âl, nghêu sinh sản nhưng năm nay tại các bãi nghêu giống không thấy xuất hiện nghêu con tự nhiên. Tại Bãi Ngao (xã An Thủy) - nơi có môi trường thuận lợi nhất để nghêu sinh sản, vẫn không thấy nghêu con xuất hiện. Ông Phan Văn Hùng - Chủ nhiệm HTX thủy sản Thạnh Hải (xã Bảo Thuận) cho biết, do cồn mới nổi và vàm cống bể (đầu đường tắt - chốt biên phòng, giáp Tân Thủy - Bảo Thuận) chắn ngang làm thay đổi dòng chảy nên nghêu giống (bố mẹ) bị nguồn nước cuốn đi chỗ khác…
HTX thủy sản Rạng Đông từ đầu năm đến nay, đã khai thác được 882,66 tấn nghêu, nhưng chủ yếu là nghêu trung sô - nghêu có kích cỡ từ 100 - 120 con/kg, bán cho thương lái (chủ yếu là thu mua về vỗ béo) chứ không có nghêu thương phẩm (nghêu có kích cỡ 60 - 80 con/kg). Các HTX thủy sản Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy chủ yếu khai thác nghêu thương phẩm nhưng sản lượng đạt thấp, có HTX từ đầu năm đến nay chỉ khai thác được một lần, sản lượng từ 20 - 100 tấn.
Vì thế, sau khi trừ chi phí, mức ăn chia chưa quá 300 ngàn đồng/xã viên. Để duy trì hoạt động của HTX, một số đơn vị phải cắt giảm chi tiêu (tiền lương của Ban quản lý) để chi cho các hoạt động bảo vệ sân bãi. Nguồn nghêu con kế thừa thật sự khan hiếm, nghêu thịt hiện có tại bãi chậm lớn, thời gian khai thác nghêu thương phẩm cũng kéo dài, từ một năm đến một năm rưỡi. Ông Nguyễn An Ri cho biết, tại HTX thủy sản Rạng Đông có bãi thì nghêu sinh trưởng rất nhanh, cũng có bãi nghêu chậm lớn.
Ông Liêu Văn Trắng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Thủy cho biết: Những năm trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên nghêu sinh sản nhiều, mật độ nghêu sống rất cao. Theo kinh nghiệm của bà con, biện pháp san thưa là để nghêu có đủ thức ăn, mau lớn, tỷ lệ hao hụt cũng thấp đi rất nhiều. Hai năm gần đây, nguồn nghêu con tự nhiên ngày càng ít đi, bà con không san thưa. Tại các bãi nghêu sinh sản, đất bị chai, chất phù sa ít, chính là nguyên nhân khiến nghêu nuôi chậm lớn. Nếu nghêu sinh trưởng tốt, mau lớn thì các khía của vỏ nghêu thưa và đều, còn nghêu chậm lớn thì các khía của nó rất nhặt, vỏ không bóng, thương lái chê…
Theo nguồn tin từ nhiều HTX, nghêu thương phẩm không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến của tỉnh. Quyết định số 29, ngày 21-10-2010 của UBND tỉnh về qui hoạch khu bảo tồn vùng nghêu tại cửa sông Ba Lai đã cấm khai thác nhằm bảo vệ nguồn nghêu giống. Quyết định nêu còn chung chung, chưa giao nhiệm vụ cho đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý cụ thể, chưa có chế tài xử phạt nên trong thời gian qua, có trường hợp khai thác nghêu trái phép, nhưng bị xử lý nhẹ. Nếu không bảo tồn tốt vùng nghêu giống, con nghêu của tỉnh sẽ mất dần.
Related news

Theo Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh thì qua 6 năm thực hiện Nghị quyết 12/2006/NQ – HĐND của HĐND tỉnh về phát triển thủy lợi vừa và nhỏ, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào khai thác 200 công trình thủy lợi các loại, với tổng dung tích hữu ích hồ chứa trên 213 triệu m3.

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…

Vì vậy, sau sản phẩm có rau của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Tia Sáng (Gia Nghĩa) được cấp giấy chứng nhận VietGap vào năm 2012 thì trong năm 2013, tỉnh có thêm hai sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Đó là sản phẩm sầu riêng của trang trại Gia Trung ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và quýt, sầu riêng của trang trại Lộc Hồng ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

Không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nông dân dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tự mình vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, cùng góp sức xây dựng quê hương.

Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).