Giá Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Nhẹ Trong Năm 2014
Mặc dù giá XK cá tra sang Thái Lan tăng nhưng đây chỉ là giá sản phẩm phile đông lạnh. Năm 2014, Việt Nam không XK cá tra phile ướp lạnh, tươi sang thị trường này, trong khi năm 2013 Việt Nam XK gần 30 tấn mặt hàng này sang thị trường Thái Lan.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2014 XK cá tra sang Thái Lan đạt giá trị 40,5 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng trưởng XK cá tra sang Thái Lan trong năm 2014 đã thấp hơn nhiều so với mức tăng trên 66% của năm 2013. Tuy nhiên, đây là nước có mức tăng trưởng NK cá tra cao nhất trong khối Asean nên đây cũng là nước NK cá tra hàng đầu trong khối Asean, soán ngôi vị quán quân năm 2013 của Singapore.
Cá tra vẫn duy trì là mặt hàng được NK nhiều nhất vào thị trường Thái Lan trong khi một số mặt hàng cá thịt trắng khác lại có sự thay đổi về vị trí NK vào thị trường này. Nếu như năm 2013, cá rô phi được NK nhiều thứ 2 vào thị trường này thì đến năm nay sản phẩm này lại lùi xuống đứng ở vị trí thứ 4 và nhường ngôi vị thứ 2 này cho cá minh thái Alaska. NK cá minh thái Alaska của Thái Lan tăng trưởng vượt bậc trong năm 2014 nguyên nhân là do nguồn cung tăng, giá giảm.
Thái Lan hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế, thương mại của khu vực Đông Nam Á, bên cạnh đó Thái Lan còn là nơi tập trung của các sự kiện kinh doanh của toàn Châu Á. Với lợi thế nằm ở vị trí trung tâm, kết nối dễ dàng với các vùng miền khác khắp Châu Á, Thái Lan là cửa ngõ để thâm nhập vào nên kinh tế ASEAN. Khu vực năng động này được gắn kết trực tiếp với các nền kinh tế lớn nhất ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Do đó, sức tiêu thụ thủy sản nói chung và cá tra nói riêng tại thị trường này được các DN đánh giá cao.
Cá tra Việt Nam hiện là loài cá được NK nhiều nhất vào thị trường này trong nhóm hàng cá thịt trắng phile đông lạnh. Cá tra không chỉ được NK nhiều nhất mà còn được NK với khối lượng cao hơn hẳn so với các sản phẩm phile cá thịt trắng đông lạnh NK vào Thái Lan. Thái Lan NK cá tra với khối lượng trung bình trên 12 nghìn tấn trong năm 2014, trong khi khối lượng trung bình NK các sản phẩm phile cá thịt trắng khác chỉ dao động ở mức dưới 300 tấn.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) 11 tháng đầu năm nay Thái Lan NK 14.924 tấn phile cá tra và cá da trơn đông lạnh, tăng so với 12.864 tấn của cùng kỳ năm 2013. Trong đó, cá tra Việt Nam chiếm trên 97% tổng khối lượng, còn lại một số lượng rất nhỏ cá da trơn của Trung Quốc và Jordan.
Giá trung bình phile cá tra đông lạnh Việt Nam XK sang Thái Lan trong 11 tháng đầu năm 2014 đạt 2,14 USD/kg, tăng so với mức giá 2,1 USD/kg của cùng kỳ năm 2013. Theo dự báo của DN, giá cá tra XK sang Thái Lan có thể sẽ tiếp tục nhích hơn trong năm nay.
Related news
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.
Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.
Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…
Men theo con đường nối TP Cần Thơ đến TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, rẽ vào ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, chúng tôi bắt gặp ngôi nhà tường ba gian khang trang nằm nép mình dưới những tán cây xanh. Đó là cơ ngơi của ông Đinh Văn Phương, còn gọi Sáu Phương (60 tuổi), một lão nông trồng xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng.
Theo ông Lê Vĩnh Bình - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, trong việc triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với các loại cây đặc sản các địa phương cần phải tính đến điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng khác nhau để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững với giá trị gia tăng. Xét trên điều kiện tự nhiên ấy, Giồng Trôm và Chợ Lách đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với lợi thế của địa phương.